TÁC ĐỘNG CỦA ĐI ĐỌT ĐẾN TRÁI SẦU RIÊNG NON

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình canh tác sầu riêng, ngoài việc áp dụng kỹ thuật xử lý để cho sầu riêng ra hoa, đậu trái nhiều, thì vấn đề chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn mang trái cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là thời kỳ rất quan trọng quyết định năng suất và chất lượng của vụ mùa. Có một vấn đề ở giai đoạn này mà nhà vườn luôn quan tâm là việc kiểm soát dinh dưỡng khi trái đã đậu 30 – 45 ngày không đi đọt. Vậy cây sầu riêng ra đọt mạnh khi trái vừa đậu sẽ đem đến tác hại gì? Mời bà con cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !

1. Nguyên nhân sầu riêng đi đọt khi mang trái :

Cây sầu riêng ra đọt mạnh trong giai đoạn này có rất nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất như:

– Mưa nhiều khiến cây kích đọt, rễ mạnh.

– Dinh dưỡng không cân đối quá dư thừa đạm.

– Sử dụng kích thích ra rễ đọt mạnh.

– Cây quá khỏe mà số lượng trái quá ít.

– Chặn đọt trễ hoặc không hiệu quả.

 

 

2. Tác động của việc đi đọt mạnh đến trái sầu riêng :

– Rụng trái non hàng loạt

Ở cây trồng ra trái theo mùa, thì khi vào mùa vụ cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi trái, không ra lá để tránh cạnh tranh do đó khi cây ra đọt, lá mạnh sẽ bị chia bớt dinh dưỡng lên bộ lá non từ đó gây rụng sinh lý với trái non.

– Teo trái, méo trái (giật hộc)

Khi bị chia dinh dưỡng cho đọt non những trái còn đậu sẽ dễ bị tình trạng méo trái, teo trái, múi trái. Trái sầu riêng từ đó bị giảm độ thẩm mỹ, không sinh trưởng được, giảm năng suất và giá thành.

– Trái quá khổ, quá to ( trái “heo” )

Đúng như tên gọi trái “heo” là những trái có kích cỡ quá khổ so với tiêu chí hàng loại một, cụ thể ở Thái là trái có cân nặng từ 7kg trở lên. Trái quá khổ sẽ gây nên vỏ dày, cơm nhiều xơ, giảm độ béo ngọt của trái và cơm quá dày khiến cho việc tiêu thụ cũng khó khăn.

Trái bị “heo” là do cây đi đọt bị rụng nhiều, số lượng trái quá ít so với khả năng nuôi trái của cây, từ đó dinh dưỡng được dồn vào những trái còn lại làm cho trái có kich thước quá lớn.

3. Phòng tránh đi đọt :

Để phòng tránh cây mang trái non bị đi đọt, ta cần:

– Sử dụng cân đối giữa đạm, lân, kali cùng trung vi lượng để cây phát triển đều.

– Không sử dụng quá nhiều đạm vào lúc mưa cũng như khi trái còn quá nhỏ.

– Chặn đọt kịp thời khi lá còn ở dạng mầm.

+ Sử dụng NPK với Kali và Lân cao để ngăn mầm đâm chồi.

+ Nếu đọt đã đi mạnh cần chặn gấp.

– Không sử dụng kích ra rễ, đọt giai đoạn này.

– Phun Canxi – Bo để trái cứng cáp, chống rụng vào mùa mưa.

– Giữ lại số lượng trái phù hợp để vừa ngăn cây sinh trưởng quá mạnh đồng thời tránh trái quá khổ.

Kinh nghiệm dìu đọt :

Khi cây ra mắc cua dài khoảng 3 – 5 cm sẽ tiến hành chăm phân bón và kích đọt mạnh bằng đạm cá, humic (phân NPK đạm cao) để thúc đẩy cơi đọt, có thể sử dụng cách nhau 15 – 20 ngày/lần cho cây ra lá mạnh đến khi xổ nhụy chuyển sang lá lụa là được (khoảng 1,5 tháng).

Khi xổ nhụy ngưng tưới nước và phân bón. Khi trái được 40 – 45 ngày tiến hành chăm sóc dưỡng trái. Áp dụng như trên sẽ chăm trái rất đơn giản mà không sợ đi đọt khi trái còn nhỏ (lá già dần không còn búp ngủ).

Một số vườn canh tác hữu cơ xuyên suốt có thể để thả cho cây vừa đi đọt vừa nuôi trái, số trái để cây tự quyết định bằng rụng sinh lý cũng đem lại hiệu quả cao. Tuy vậy điều kiện để thực hiện được là cần dùng hữu cơ xuyên suốt để cây có thể đủ sức khỏe vừa nuôi lá vừa nuôi trái mà không cạnh tranh nhau. Chúc bà con có vụ mùa như ý nhé!

Nguồn : Sưu Tầm.


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo