Sầu riêng là loại quả mang lại nhiều giá trị kinh tế cho người trồng và trong quá trình chăm sóc sầu riêng luôn phải đối mặt với tình trạng bị sâu bệnh hại tấn công trong đó có sâu đục trái. Sâu đục trái sầu riêng là một trong những vấn đề thường gặp trong quá trình trồng và chăm sóc cây trồng này. Chúng gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho cây trồng và làm giảm năng suất sản xuất, gây thiệt hại về kinh tế cho nhà vườn. Chúng làm tổ trong trái sầu riêng và ăn một phần hoặc toàn bộ bên trong của trái. Khi sâu đục trái phá hại, chúng để lại những lỗ thủng trên bề mặt của trái. Chúng gây ra sự hư hỏng và làm cho quả sầu riêng không còn giá trị thương mại. Để tìm hiểu rõ hơn về sâu đục trái trên sầu riêng và biện pháp phòng trị mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO trong bài viết sau đây nhé !
1. Đặc Điểm Sâu Đục Trái :
Vòng đời của sâu đục trái qua các giai đoạn gồm: trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng.
- Giai đoạn trứng: Trứng của sâu đục quả sầu riêng có hình bầu dục, chiều dài dao động khoảng 2,5mm có màu trắng như sữa hoặc màu vàng nhạt.
- Nhộng: mới nở sẽ có màu nhạt sau đó chuyển sang màu nâu đậm với kích thước từ 6 – 8 mm, sau khoảng 8 ngày nhộng sẽ nở thành ấu trùng.
- Ấu trùng: có chiều dài khoảng 10 – 22 mm, có màu hồng hoặc màu tím, đầu nhỏ màu nâu đen, thân trắng ửng hồng, có 2 đốt ngực trước và sau. Trên lưng có những đốm màu nâu nhạt, có lông cứng nhỏ, lỗ thở màu đen.
- Thành trùng: Chiều dài thân 6 mm với sải cánh từ 14 – 20 mm, toàn thân có màu vàng và có nhiều chấm đen. Thành trùng hoạt động chủ yếu về đêm.
2. Cách Gây Hại Của Sâu Đục Trái :
- Sâu đục trái thường đẻ trứng gần cuống của trái non, sâu non nở ra sẽ đục vào vỏ trái sầu riêng để chui vào tấn công thịt quả.
- Sâu khi cỡ đầu nhang sẽ chui ra làm nhộng trên các lá khô để sinh trưởng và phát triển rồi lại tiếp tục tấn công quả.
- Sâu gây hại từ lúc trái còn non đến khi già sắp chín, nhưng sâu hại nặng nhất là khi trái sầu riêng bắt đầu vô cơm cho tới khi trái chín. Đường đục sẽ là nơi chúng hóa nhộng, chui ra ngoài để nhả tơ kết kén ngay bề mặt gai. Chu kì này diễn ra khoảng 1 tuần.
- Những trái bị sâu tấn công, tại những lỗ bị sâu đục, phân sẽ đùn ra ngoài, gặp mưa hay điều kiện ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm bệnh gây hại. Nấm bệnh xâm nhập gây ra bệnh thối trái trên cây sầu riêng.
- Trái bị sâu gây hại khi còn nhỏ sẽ bị biến dạng và rụng, nếu bị sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm giảm chất lượng trái. Trái sầu riêng mọc thành chùm ngay phần tiếp giáp giữa trái này với trái kia thường hay bị sâu đục trái tấn công. Vì vậy, trên cây sầu riêng để trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn so với trái dạng đơn.
- Trái bị sâu hại thường thấy nhựa tiết ra, làm cho quả đang phát triển sẽ bị biến dạng, méo mó, làm trái có hình dáng xấu xí, rỗng bên trong, rụng sớm, quả trưởng thành gặp nước hoặc nước mưa sẽ bị thối có màu nâu hoặc nâu đen và cũng có thể bị rụng trước thu hoạch.
3. Tác hại:
- Những quả bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân sâu đùn ra ngoài, khi gặp nước mưa hoặc độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập gây thối quả, chỗ thối sẽ chuyển sang nâu đen.
- Trên cây sầu riêng trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn cho trái đơn. Chúng tấn công ngay phần tiếp giáp giữa các trái. Vì khi sầu riêng dạng chùm khích lại với nhau tạo nhiều nơi ẩn náu cho sâu gây hại và khó phát hiện .
- Trái bị sâu gây hại khi còn nhỏ sẽ bị biến dạng và rụng, nếu bị sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm giảm chất lượng trái. Gây thiệt hại về năng suất và chất lượng quả, kéo theo hiệu quả kinh tế của người canh tác sầu riêng cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
4. Biện pháp phòng trừ bệnh:
- Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của sâu đục trái.
- Tỉa bỏ, thu dọn các trái bị sâu đục trái tấn công để tiêu hủy. Nhất là mùa làm bông , làm trái là giai đoạn quyết định năng xuất kinh tế nên cần chú ý nhiều hơn
- Thu dọn trái non bị rung do sâu gây hại tiêu hủy.
- Tưới nước cho cây với lượng nước vừa đủ và đúng thời điểm, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong một thời gian dài. Nên có hệ thống thoát nước vào mùa mưa để tránh gây ngập úng. Trong vườn nên để cỏ che phủ vừa phải để giữ ẩm cho đất.
- Không nên lạm dụng phân bón hóa học. Bà con nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh, cải tạo đất trổng,.. để đất có nhiều chất dinh dưỡng nuôi sống cây, cây cho ra năng suất cao, tăng sức đề kháng, chống lại nấm bệnh và côn trùng gây hại.
- Tạo điều kiện cho các loài thiên địch có lợi phát triển như kiến vàng, ong ký sinh.
- Đối với những chùm có quá nhiều trái cần chủ động tỉa bớt, vừa giúp cây đạt năng suất vừa hạn chế được sự phát triển của sâu đục trái. Dùng giấy bìa cứng hoặc cây que chêm giữa hai trái trong chùm , để tránh cho các trái tiếp xúc với nhau, vì những chỗ hai trái tiếp xúc nhau thường là những chỗ sâu hay đục vào.
- Sau khi thu hoạch, hãy tỉa cành cây để tạo sự thông thoáng và giảm sự kín đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho ánh nắng và không khí lưu thông trong vườn.
- Phun thuốc để phòng trừ sâu đục trái. Khuyến khích nhà vườn nên phun khi mới xuất hiện dấu hiệu của sâu.
⇒ Ngoài ra bà con có thế sử dụng 1 chai SÂU SINH HỌC E kết hợp 1 gói RẦY SỐ 2. Pha 400 – 450 lít nước phun cho cây.
*** Khuyến khích nhà vườn theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Chuẩn bị dụng cụ phun và trang bị dụng cụ bảo hộ
Kính chúc quý Bà con nhà vườn có một vụ mùa năng suất và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
Hotline: 0785.288.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Giang Thanh