Ớt là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của mỗi gia đình, ớt chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, ớt có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp lưu thông máu, chống nhiễm lạnh, làm đẹp da, hạ lipid trong chế độ ăn uống, cải thiện sức khỏe của mắt, chống viêm, tốt cho tim mạch, huyết áp, có lợi cho người bị bệnh tiểu đường,...... Chính vì thế, ớt được trồng phổ biến ở mỗi hộ gia đình. Ngoài ra, ớt còn được các nhà vườn lựa chọn để trồng để giúp cải thiện kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác, cây ớt có thể mắc phải một số bệnh hại dẫn đến sự suy giảm về năng suất và chất lượng trái. Trong đó, tình trạng ớt bị thối trái hàng loạt luôn là nỗi lo lắng của bà con. Bởi bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời bệnh sẽ lây lan làm thối cả vườn ớt gây thiệt hại về kinh tế cho bà con. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng thối trái là do đâu và làm thế nào để khắc phục mời bà con cùng Thiên Hà WTO theo dõi qua bài viết ngày hôm nay.
Nguyên nhân:
- Do nấm bệnh gây ra đẫn đến bệnh thán thư trên trái, bệnh phát triển vào mùa mưa, ẩm độ cao, nhiệt thích hợp để bệnh phát triển từ 25-30 độ C và nhiệt độ trên 80%. Bào tử của nấm sẽ phát tán nhờ gió, nước mưa, nước tưới, côn trùng,... nấm bệnh dựa vào các nguyên tố lây lan trên để phát tán khắp cây và có thể lan rộng ra toàn vườn.
- Thiếu canxi và vi lượng cũng có thể gây ra bệnh thối trái. Canxi và vi lượng có vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Nếu thiếu canxi cây dễ bị các loại nấm bệnh khác xâm nhập.
- Tưới nước không hợp lý gây nên tình trạng ứ đọng nước trong góc tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng phân bón không đúng cách, thừa đạm, thiếu hụt vi lượng cũng có thể gây ra bệnh thối quả.
- Cây bị tổn thương, các vết nứt , vết hở , vết thương do côn trùng, sâu bệnh hoặc trong quá trình canh tác gây ra là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh tấn công gây hại.
- Bệnh phát tán mạnh và lây lan nhanh trong giai đoạn cây đang ở chu kỳ cho trái và chuẩn bị thu hoạch.
Biểu hiện:
- Trên lá: Vết bệnh có màu nâu nhạt, sau đó chuyển dần sang màu nâu đậm và lan dần ra khắp lá, trong vết bệnh có vòng tròn đồng tâm màu xám bạc và không có hình dạng nhất định. Lá bị biến dạng, rách lá, lá bị vàng, khô héo và rụng. vết bệnh không có hình dạng nhất định.
- Trên thân: Vết bệnh có hình thoi hơi lõm xuống, trên các vết bệnh xuất hiện những chấm đen nhỏ rải rác. Bệnh phát triển làm thân dễ bị gãy. Nấm tấn công làm cho ngọn ớt bị thối và có màu nâu đen.
- Trên trái: Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu xanh đen, xám đen hoặc màu nâu sẫm khi bệnh nặng, hơi lõm vào phần thịt trái. Sau đó, vết bệnh lớn dần có hình bầu dục và dần chuyển sang màu nâu xám hoặc xám, Khi các vết bệnh kết hợp với nhau làm cho quả bị teo tóp ,méo mó, kích cỡ trái không đều , bệnh xuất hiện thường ở đỉnh chớp nhọn của trái, thối rữa, vỏ khô, bên trong có nhiều vòng đồng tâm và các đốm đen nhỏ làm cho quả bị teo và rụng...
Hậu quả:
Bệnh gây hại từ lá , thân , hoa , trái không bỏ sót bộ phận nào trên cây ớt. ảnh hưởng đến sự phát triển của cây , làm giảm năng xuất , tốn kém chi phí đầu tư chăm sóc .khi cho trái bệnh tấn công làm thiệt hại kinh tế nặng nề vì trái không thể thu hoạch và đem đi tiêu thụ.
Trái ớt bị thối sẽ không phát triển đầy đủ, bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng trái, trái bị thối rụng hàng loạt gây ảnh hưởng đến năng suất, làm ảnh hưởng đến kinh tế của bà con. Ngoài ra, những trái ớt sau thu hoạch vẫn tiếp tục bị nấm bệnh tấn công do bào tử nấm vẫn còn tồn tại và tiếp tục lây truyền.
Biện pháp phòng trừ:
- Trước khi trồng ớt thì nên thu dọn hết tàn dư của cây trồng ở vụ trước, dọn hết cỏ dại, xới nhẹ đất cho đất tơi xốp, bón vôi để giúp tiêu diệt nấm bệnh trong đất và làm giảm dộ chua của đất.
- Chọn giống cây khỏe mạnh, sạch bệnh
- Trồng cây với mật độ hợp lý, không trồng với mật độ quá dày, làm tăng độ ẩm trong vườn tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
- Tưới nước cho cây với lượng nước hợp lý và đúng thời điểm, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong thời gian dài. Nên có hệ thống thoát nước cho cây vào mùa mưa để tránh tình trạng ứ đọng nước gây ngập úng
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện của bệnh để có biện pháp phun xịt và xử lý kịp thời
- Thường xuyên cắt tỉa để tạo độ thông thoáng cho vườn,cắt tỉa cành lá bị sâu bệnh, cành nằm sát mặt đất, cắt tỉa và thu gom cành, lá, trái bị bệnh mang đi tiêu hủy để hạn chế lây lan.
- Bón phân cân đối và hợp lý, bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây khỏe, tăng sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ vi sinh vật có lợi trong đất.
-Phun thuốc cho cây để phòng trừ thối trái. Khi bệnh nhẹ bà con có thể sử dụng 4 gói thuốc TRỊ BỆNH kết hợp với 1 chai thuốc PHÒNG BỆNH pha cho 400 lít nước để phun cho cây.
Khi mật độ bệnh nặng bà con sử dụng 2 gói thuốc TRỊ BỆNH kết hợp với 1 chai thuốc PHÒNG BỆNH pha cho 200 lít để nước phun cho cây.
Đối với những vườn ớt chưa có dấu hiệu bị bệnh bà con có thể sử dụng 1 gói thuốc TRỊ BỆNH và 1 chai VI LƯỢNG VL1 pha cho 300 lít nước để hạn chế nấm bệnh xuất hiện.
Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
► Hy vọng những chia sẻ trên đã đem lại được những thông tin bổ ích cho bà con. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.
Kính Chúc Bà Con có một vụ mùa bội thu và trúng giá !
Nguồn : Thiên Hà WTO tổng hợp
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
Hotline: 0785.288.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO