PHÒNG TRỪ SÂU KEO GÂY HẠI VƯỜN CÂY

Sâu keo là côn trùng hết sức nguy hiểm với ngành trồng trọt. Hiện nay loài sâu này phá hại trên 80 loại cây trồng khác nhau, chúng thích cắn phá chủ yếu trên cây thuộc họ thân thảo như lúa, đậu xanh, đậu nành, ngô, đậu phộng, mía, mì, cà chua, cà tím, ớt chuối,… và cả cỏ, trong số các loại cây đó thì sâu keo thường cắn phá nhất. Và cây ngô là đối tượng bị chúng phá hoại chủ yếu nhất. Sâu keo làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng, sự phát triển của vườn cây, gây thất thoát mùa vụ, kinh tế của bà con bị giảm sút. Vậy cách phòng trị loài sâu này như thế nào là hợp lý, mời bạn và nhà nông cùng với Thiên Hà WTO tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !

1. Đặc điểm của sâu keo:

- Sâu xuất hiện ở thời tiết nóng và ẩm , trung bình mỗi năm sâu đẻ 4 - 6 lứa, nhiệt độ thấp trong mùa mưa thì đẻ 1-2 lứa.

- Trứng sâu keo có hình cầu với phần đáy dẹp, đường kính khoảng 0,4 mm, cao 0,3mm, màu trắng ngà. Mỗi ổ trứng thường có từ 100 – 200 trứng. Trứng được đẻ thành 1 hoặc nhiều lớp trên lá, xung quanh trứng và trên bề mặt ổ trứng có phủ một lớp tơ trắng nhạt như bông gòn để bảo vệ trứng .

- Ấu trùng mới nở từ 5-6 ngày tuổi có màu xanh lục hoặc hơi nâu đầu màu đen, đầu chuyển sang màu xanh lam hoặc xanh lá cây, lớn hơn thì lưng chuyển màu nâu đậm xen lẫn chút xíu xanh lá và các đường dọc thân màu đỏ nhẹ, đen, xanh lá mạ bắt đầu hình thành, ấu trùng phát triển hơn nữa thì đầu có màu nâu đỏ có đốm trắng, có vân hình chữ “Y, ở đốt bụng cuối có 4 chấm đen xếp thành hình vuông, cơ thể màu nâu với các đường chạy dọc thân màu trắng, trên mặt lưng có nhiều điểm nhô cao sẫm màu và thường kèm theo gai lông cứng.

***Lưu ý: ngoài màu nâu thì ấu trùng của sâu keo còn phổ biến với màu xanh lá cây, màu sắc của đầu và thân của những con sâu không hoàn toàn giống nhau. Ấu trùng có xu hướng ẩn mình vào những khoảng thời gian sáng nhất trong ngày. Màu sắc của sâu còn phụ thuộc vào cấu trúc, diệp lục loài cây mà chúng ký sinh khi ăn phải.

- Nhộng của sâu keo có màu nâu đỏ hoặc vàng đất, thường tìm thấy trong đất, tuy nhiên cũng có lúc bắt gặp nhộng sâu trên thân hoặc trái cây. Ấu trùng tạo ra một cái kén hình bầu dục dài từ 20 đến 30 mm. Mùa hè nở sau 8 – 9 ngày, mùa đông nở sau 20 – 30 ngày.

- Thành trùng là một loài ngài đêm màu xám ( còn được gọi là bướm ), bướm dài khoảng 1,7cm, sải cánh dài từ 32 – 40 mm, cánh sau có màu trắng viền nâu, cánh trước có màu xám ánh nâu nhẹ đến nâu xám, cánh màng trong có màu xám bạc có viền đậm ở rìa cánh, (con cái) và màu nâu sẫm với các mảng tối và vệt nhạt ở con đực.

2. Đặc điểm sinh học và sinh thái:

- Vòng đời sâu keo mùa thu dài trung bình 30 ngày vào mùa Hè và có thể kéo dài đến 60 ngày vào mùa Xuân hoặc mùa Thu và từ 80 – 90 ngày vào mùa Đông.

- Bướm ẩn náu ban ngày và hoạt động vào ban đêm. Đôi khi bắt gặp bướm trong kẽ lá hoặc các lá non chưa mở ra.

3. Đặc điểm gây hại và lây lan:

- Sâu Keo mùa thu gây hại trong suốt quá trình sinh trường và phát triển của cây, sâu mới nở cạp mô lá ở một phía của lá, cạp lớp biểu bì mỏng ở mặt đối diện của lá, sâu ăn đứt phiến lá và tạo những lỗ thủng như lỗ kim trên lá, sâu tấn công vào đọt non của cây. Ấu trùng tuổi lớn hơn cạp đướt gân lá, ăn từ mép lá vào trong, ăn khuyết thành hàng dài trên phiến lá, là mất các phần mảng rộng của lá gây rụng lá trên diện rộng, đặc biệt, chúng thích tấn công vào đọt non của cây và ăn phá trong đó gây ra thiệt hại rất nặng, sâu có thể tấn công vào cả phần trái và hạt trái.

- Do tập tính ăn thịt đồng loại nên mật độ ấu trùng sẽ giảm xuống còn từ khoảng 1 đến 2 con trên mỗi cây khi chúng kiếm ăn gần nhau. Sâu phá hại mạnh nhất ở giai đoạn sâu lớn chỉ để lại gân lá tả tơi, rách nát, sâu có thể tấn công loa kèn hoa và ăn đứt đỉnh sinh trưởng, đục vào thân cây ngô để gây hại trên thân, ăn vào bắp và hạt của cây ngô .

- Sự lây lan sâu keo chủ yếu do thành trùng (thành trùng theo gió có thể bay xa hàng chục km để tìm nơi đẻ trứng) và ấu trùng hoặc trứng di chuyển theo sản phẩm đến những vùng địa lý khác nhau.

- Sự gây hại của sâu keo là rất lớn trên cây trồng, có thể làm vườn cây rụng lá, cây khô héo, thiếu dinh dưỡng, những vết đục của sâu khiến cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập, sâu phát triển mạnh trên vườn cây sẽ làm cây chết hàng loạt, thất thu…

4. Biện pháp phòng trừ :

  • Nên chọn hạt giống, cây giống sạch bệnh, kháng khuẩn và phù hợp với điều kiện thời tiết và đất tại khu vực trồng, để vườn rau có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
  • Trước khi trồng rau thì nên dọn dẹp sạch sẽ rác, tàn dư của mùa vụ trước đó, cắt cỏ, cài sâu và phơi ải đất khoảng 25 ngày, bón vôi, xới đất để thoáng khí, không có vi khuẩn hay nấm bệnh tồn tại trong đất…
  • Cắt tỉa, tiêu hủy những bộ phận mà cây bị bệnh nặng, bị côn trùng gây hại tấn công… rồi đem tiêu hủy ngay để tránh sự lây lan, cây sẽ tập trung nuôi những bộ phận khỏe mạnh, vườn rau hứng được nhiều ánh nắng.
  • Nên trồng cây với khoảng cách thích hợp, không trồng quá dày sẽ dễ làm cho các cây trong vườn bị nhiễm bệnh. Phun xịt phòng ngừa sớm khi vườn có dấu hiệu sâu bệnh.
  • Chú ý lượng nước tưới, không nên tưới nước nhiều vào lúc chiều mát sẽ làm vườn cây bị ẩm cao, không để vườn cây quá khô hay quá ướt trong thời gian dài, cây sẽ bị suy yếu và dễ bị bệnh. Vườn phải có rảnh thoát nước, khi mùa mưa sẽ không bị ứ động nước tại vườn.
  • Không lạm dụng phân bón hóa học, bón phân cân đối, hợp lý, thuốc có tính mát, có nguồn gốc rõ ràng. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh, cải tạo đất trồng… để cây phát triển tốt, rễ khỏe mạnh, vườn cây có sức đề kháng cao, chống lại bệnh hại, đất được tơi xốp, màu mỡ, phì nhiêu…
  • Thăm vườn thường xuyên và phun thuốc phòng trừ định kỳ.
  • Sâu keo có nhiều loài thiên địch tấn công chúng trong tự nhiên như : con đuôi kim, bọ gai, chim kiến gặm nhắm, nấm ký sinh, tuyến trùng, vi khuẩn, ong kí sinh, chim và một số loài bọ cánh cứng tấn công thành trùng, nấm kí sinh ấu trùng…

Quý bà con có thể sử dụng 1 chai thuốc SÂU NHỆN kết hợp với  2 gói thuốc RẦY SỐ 2 pha cho 400- 500l ít nước để phun phòng trừ sâu keo gây hại cho cây trồng.

*** Khuyến khích nhà vườn làm theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc – đúng liều – đúng lúc – đúng cách.

*** Quý nhà vườn nên trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ trước khi phun xịt thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Kính chúc quý Bà con nhà vườn có một vụ mùa năng suất và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo