SÂU LÔNG GÂY HẠI CÂY TRỒNG

Sâu lông còn có tên gọi khác là sâu róm. Sâu róm là ấu trùng của bướmsống và phát triển ở những nơi có nhiều cây cỏ, những khu vườn ẩm. Thời tiết hiện nay bước vào mùa mưa, cây cối xanh tốt, rậm rạp là nguồn thức ăn dồi dào của các loại sâu đặc biệt là sâu lông. Sâu lông có nhiều loại khác nhau như: sâu lông gây hại trên lá cây, loài thì ăn hoa, loài thì đục phoét trên trái nên màu sắc cũng đa dạng sặc sỡ rất riêng của từng loài, có kích thước từ 0.5cm đến vài cm, có loài to cũng có loài nhỏ. Đặc điểm chung là có rất nhiều lông, khi dính phải lông của sâu sẽ bị nổi mẩn ngứa, ngứa sần khắp cơ thể rất khó chịu có thể làm xoay sát lỡ loét , viêm nhiễm. Chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây : lá, đọt non, hoa, trái và đôi khi cả cành cây. Là sâu đa ký chủ, chúng di chuyển theo bầy từ cây này sang cây khác để gây hại. Nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ làm giảm năng suất cây trồng gây thiệt hại về kinh tế cho bà con, để tìm hiểu rõ hơn về loài sâu này và cách phòng trị mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé !

1. Nguyên nhân:

Bướm sau cơn mưa sẽ đẻ trứng ở mặt dưới của lá hoặc trên các mảnh vụn đất, ấu trùng chúng sẽ ăn lá, hoa và trái, chúng xuất hiện trong các vườn rậm rạp, cây cối um tùm khó phát hiện, vườn thiếu chăm sóc, ở giai đoạn này chúng hoạt động mạnh và phá hoại cây rất nhiều sau đó chúng đào sâu 10 – 30cm vào đất dưới tán cây để hóa nhộng.

2. Đặc điểm:

Sâu lông còn hay gọi là sâu róm, có nhiều màu như xanh, vàng nhạt, đỏ, màu đen, màu nâu, có nhiều màu sắc rực rỡ hơn nữa...lông cũng có nhiều màu sắc : sâu lông trên nhãn lòng sẽ có lông màu đen, sâu lông hại lá cây rau màu lông sẽ có màu trắng, sâu trên chuối sẽ có lông màu xanh,.... , thân có nhiều gai, có nhiều đốt nối đầu và đuôi, có loài phần đuôi phình to, loài thì có 7 đôi chân, loài thì 4 đôi ở bụng ngắn và to, 1 đôi gần đầu ngắn 2-3 mm, 2 đôi kế tiếp mảnh và dài 10 mm để di chuyển, ở đuôi có 1 đôi râu dài 5-7 mm, trên lưng có hai đường sọc màu trắng chạy dài từ đầu đến đuôi và có 4 chóm lông màu vàng.

Vòng đời của sâu gồm 4 giai đoạn:Trứng – Sâu non - Nhộng - Bướm. Bướm đẻ trứng lên cây cỏ, trứng nở thành sâu. 

+ Trứng: có hình tròn hoặc bầu dục, có màu trắng ngà hoặc hơi ngả vàng, kích thước từ 0,9 – 1 mm, chúng thường nằm ở mặt dưới của lá cây.

+ Sâu non : có nhiều màu như vàng nhạt, đỏ, màu đen, màu nâu. Kích thước từ 20-60 mm, thân có nhiều gai, có 10 đốt nối đầu và đuôi, phần đuôi phình to, có 7 đôi chân, 4 đôi ở bụng ngắn và to, 1 đôi gần đầu ngắn 2-3 mm, 2 đôi kế tiếp mảnh và dài 10 mm để di chuyển, ở đuôi có 1 đôi râu dài 5-7 mm, trên lưng có đường màu trắng chạy dọc từ đầu đến đuôi.

+ Nhộng: có màu trắng ngà hoặc hơi ngã vàng, sẽ có màu nâu đỏ hoặc nâu đen.

+ Bướm: sau khi cơ thể hoàn thiện nhộng sẽ phá kén và trở thành bướm bay đi tìm nơi đẻ trứng để tiếp tục vòng đời . bướm đẻ xong sẽ chết đi .

3. Biểu hiện gây bệnh :

  • Sâu lông ăn lá, hoa, trái và chồi non của cây, nhất là lá non và lá bánh tẻ, sâu ăn lá chỉ chừa lại gân lá, hoạt động ăn khoẻ và sinh sản mạnh, nên mật số tăng lên rất nhanh.
  • Trong một thời gian ngắn sâu lông có thể ăn trụi hết lá, mật độ sâu cao có thể tấn công gây hại trên cả trái ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm. 
  • Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.
  • Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc trái. Ban ngày, sâu ẩn núp dưới mặt lá và ít di chuyển. Đêm đến bò ra phá hại sang các cành lá khác.

 

 

4. Tác hại:

  • Trong một thời gian ngắn sâu lông có thể ăn trụi hết lá, mật độ sâu cao có thể tấn công gây hại trên cả trái ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm. Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây
  • Lông của chúng khi bị dính phải sẽ bị mẫn ngứa làm cho da bị xây xát, lở loét ,viêm nhiễm , khi trẻ em dính phải lông sẽ rất nguy hiểm .

5. Biện pháp phòng trị bệnh:

  • Sau khi thu hoạch xong cần tạo tán, tỉa cành thông thoáng để hạn chế trưởng thành đẻ trứng. Vệ sinh đất đai thường xuyên để tiêu diệt mầm mống và nơi trú ẩn của sâu bệnh hại cây trồng.
  • Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra và phát hiện sâu kịp thời
  • Vệ sinh vườn sạch sẽ, thả kiến vống vàng, ong mắt đỏ cùng các loại thiên địch ăn sâu giúp giảm thiểu sâu gây hại
  • Khi phát hiện sâu đẻ trứng, thu gom các cành lá có ổ trứng đem tiêu hủy
  • Bón phân và tưới nước hợp lí
  • Canh tác luân phiên các loại cây trồng qua các vụ nhằm giảm sự thích ứng của sâu bệnh
  • Chọn giống cây khỏe mạnh, sạch bệnh.
  • Ngoài ra, khi mật độ sâu cao bà con có thể sử dụng: SÂU SINH HỌC A + RẦY SỐ 1 pha 400 – 500 lít nước. Đối với mật độ độ sâu trung bình bà con có thể sử dụng: SÂU SINH HỌC E + RẦY SỐ 2.

*** Khuyến khích nhà vườn theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chuẩn bị dụng cụ phun và trang bị dụng cụ bảo hộ khi dùng thuốc.

Kính chúc quý Bà con nhà vườn có một vụ mùa năng suất và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo