NHỮNG LOẠI SÂU GÂY HẠI TRÊN RAU MÀU

Hiện nay, đang trong giai đoạn chuyển mùa, tạm biệt những ngày nắng oi ả xin chào những cơn mưa đang đến mang theo nhiều dưỡng chất trong nước mưa, làm cho những vườn rau của bà con nông dân phát triển, tươi tốt, xanh mướt… Tuy nhên đây cũng là cơ hội cho nhiều loại sâu hại mùa màng bắt đầu xuất hiện, phát triển và gây hại cho vườn rau. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu về một số loại sâu hại trên rau màu và có biện pháp phòng trừ chúng hợp lý hơn trong bài viết ngày hôm nay nhé !

1. Sâu vẽ bùa :

Sâu vẽ bùa xuất hiện quanh năm, có vòng đời rất ngắn, kính thước nhỏ, mình dẹp, không chân, mới nở dài khoảng 0,5 mm, thân màu xanh nhạt, gần như trong suốt, sức đẫy sâu non khoảng 4 mm, đốt cuối bụng có hình ống dài. Trong giai đoạn sâu non, sâu vẽ bùa phá và gây hại nhiều nhất, chúng đục khoét ăn lớp diệp lục, các tế bào của lá tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo phức tạp kéo dài liền nhau dưới lớp biểu bì trên mặt lá.

Sâu vẽ bùa gây hại trên các chồi và lá non, đôi khi có cả tấn công trên trái. Ngay khi lá non, đọt non vừa ra, ấu trùng đục chui qua lớp biểu bì của lá để ăn phần mô mềm, chất diệp lục, sâu đi tới đâu biểu bì phòng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau. Đường đục của sâu dài và lớn dần theo kích cỡ của sâu.

Sâu đục tới đâu thường bài tiết phân đến đấy. Lớp biểu bì có thể bị bong ra tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập.

Các lá và chồi non bị gây hại thường bị co rúm lại và biến dạng, làm giảm diện tích quang hợp, mất khả năng sinh trưởng, năng suất thấp.

  ⇒ Tác hại :

Khi lá, đọt và trái bị sâu tấn công sau những vết sâu gây hại làm cho các bề mặt biểu bì, diệp lục của lá, đọt, trái không thể quang hợp, phát triển không bình thường, hình thù xấu xí, dị dạng , chậm phát triển .

2. Sâu xanh da láng :

Sâu xanh da láng xuất hiện vào thời tiết nắng nóng , khô hạn ,có màu xanh bóng, sâu lớn chuyển sang màu xanh vàng, nhẵn bóng, ít lông tơ, trên lưng có loại không có sọc hoặc có 5 sọc, sâu có đẫy sức dài 12-15 mm. Sâu hóa nhộng trong đất, chúng thường chui vào đất, tàn dư hoặc lá khô để hoá nhộng, sâu thường hoạt động về đêm, khi nắng nóng chúng sẽ chui xuống đất. Giai đoạn này sâu gây hại bằng cách ăn thịt lá làm lá dần biến mất, trơ trụi chỉ còn gân lá hoặc mất luôn lá, lụi tàn, không có lá để quang hợp giảm khả năng quang hợp, làm cây chặm phát triển, còi cọc.

Sâu mới nở sống tập trung ăn các phần non của cây, sâu tuổi lớn ăn phá nhanh và mạnh hơn, lá bị cạp thủng, gãy gập, đứt ngọn, ăn hết sạch lá non và ngọn non của cây. 

⇒ Tác hại :

Nếu không phát hiện sớm và diệt trừ kịp thời, số lượng sâu tăng rất nhanh cắn phá rất mạnh, sâu có tính kháng thuốc, nếu không phát hiện kịp thời và cách phòng trị không hợp lý, rất nhanh tạo thành dịch hại, vườn rau sẽ bị khô héo, chết, xơ xác, cả cây rau bị vàng úa, còi cọc, tàn lụi…

3. Sâu xám :

Sâu xám thường xuất hiện ở giai đoạn cây con, sâu non là giai đoạn phá hoại cây trồng nhiếu nhất. Sâu non có 5 tuổi màu xám hoặc đen bóng, kích thước 37 - 47 mm, có các đốm đen và kẻ sọc hoặc nâu trên thân, mỗi một đóm đen trên thân là một chi, các chi giúp sâu di chuyển hoạt động gây hại, có lông tơ rất mỏng và thưa trên thân, có bộ răng hàm khoẻ có thể ăn mất một lá sau một đêm. Khi đến thời điểm hóa bướm chúng chui xuống đất sâu từ 2-5 cm để làm nhộng.

Sâu xám thường phát sinh ở những vùng có đất nhẹ, đất cát và thời tiết ẩm ướt, lạnh.

Ban ngày, sâu non ẩn nấp trong đất hoặc dưới lá. Ban đêm, chúng lên cây để ăn lá non hoặc cắn thân cây non. Chúng có thể cắn làm thủng lỗ trên lá, ăn mất phần lá , đứt ngang thân cây hoặc đục vào thân cây làm cây héo dần, dẫn đến suy cây làm giảm mật độ cây trồng trong vườn.

Sâu xám tấn công mạnh nhất vào giai đoạn cây con, cây lá non hoặc lá lụa gây ra tình trạng hỏng cây, mất lá hủy hoại các mầm non và gây suy yếu cho cây, thậm chí là mất luôn cả cây.

 ⇒ Tác hại :

Sâu ăn lá gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây từ đó cây trở nên suy yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng năng xuất.

Đối với cây bắp sâu xám có thể gây hại đến bông, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn từ đó ảnh hưởng đến trái và năng suất của cây.

4. Biện pháp phòng trừ :

- Trước khi bắt đầu mùa vụ mới, cày sâu, phơi ải khoảng 25 ngày, bón voi hay thuốc diệt trừ nấm bệnh, tuyến trùng trong đất, dọn cỏ, tàn dư mùa vụ trước… để vườn cây sạch bệnh.

- Dùng cây giống, hạt giống khỏe mạnh, sạch bệnh.

- Trồng cây với khoảng cách thích hợp tùy theo giống cây và địa hình trồng, không để vườn cây quá dày, rậm rạp, um tùm.

- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm mầm bệnh và sâu hại, có biện pháp xử lý kịp thời, tránh mật độ bệnh cao. Phun thuốc phòng trừ định kỳ cho vườn rau.

- Cắt tỉa bỏ những bộ phận bị bệnh của cây, cành lá trái bị sâu gây hại… tạo độ thông thoáng, cây có không gian phát triển, tránh sự lây lan mầm bệnh.

- Tưới nước cho vườn rau hợp lý, không để đất quá khô hay quá ướt trong thời gian dài, có hệ thống thoát nước trong vườn,…

- Không lạm dụng phân hóa học, dùng phân hữu cơ, vi sinh, cải tạo đất, dùng thien địch để tiêu diệt sâu…

►►►Phun diệt trừ sâu gây hại cho vườn rau thì bà con có thể dùng 1 chai thuốc SÂU A SINH HỌC kết hợp với 2 gói RẦY SỐ 1 pha cho 500-600 lít nước để phun cho vườn.

*** Khuyến khích nhà vườn làm theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc – đúng liều – đúng lúc – đúng cách.

*** Quý nhà vườn nên trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ trước khi phun xịt thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Kính chúc Bà con nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu !

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo