Cây có múi là loại cây được trồng ở nhiều vùng miền của nước ta và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Các loại quả của cây có múi chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin C, vitamin B, kali, đồng, phốt pho và nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt khác. Chứa nguồn chất xơ có lợi cho cơ thể, tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa; tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, quả của cây có múi còn được dùng trong công nghiệp chế biến như nước giải khát, tinh dầu, bánh kẹo.
Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng loại cây trồng này phải thường đối mặt với sự tấn công của nhiều loại sâu bệnh. Trong đó phải kể đến sự xuất hiện và gây hại của các loại côn trùng đã khiến cho bà con phải lo lắng. Chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái mà còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Xin kính mời quý bà con cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay để cùng tìm hiểu một số loại côn trùng gây hại trên cây có múi và biện pháp phòng trừ.
1. Nhện đỏ:
Đặc điểm của nhện đỏ:
Vòng đời nhện đỏ trải qua 5 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng, nhộng tuổi 1, nhộng tuổi 2 và thành trùng. Nhện xuất hiện quanh năm đặc biệt phát triển và gây hại mạnh vào mùa khô. Gây hại giai đoạn hoa xổ nhụy và chủ yếu là giai đoạn lá non đến lá già
Biểu hiện gây hại:
Nhện đỏ gây hại chủ yếu bằng cách chích hút nhựa trên lá và trái non.
- Trên lá, lá non vết chích hút tạo thành những chấm nhỏ li ti ở mặt trên của lá non. Khi bị nặng, những vết này sẽ lan rộng ra làm biến dạng hình hài của lá, làm rụng, lá khô dần, ảnh hưởng đến sự quan hợp là suy cành, khô cành. Nhện ăn chất diệp lục để lại những đốm nhỏ màu nâu nhạt hay màu vàng giống màu rỉ mật đường trên mặt lá. Vết chích hút khô sẽ tạo thành đốm trắng bạc màu ở cả 2 mặt, lá bị đổi màu, kích thước nhỏ, cong vêu, quéo lá và rụng sớm. Làm giảm khả năng quang hợp, tăng quá trình thoát hơi nước và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
- Trên hoa nhện đỏ cũng xuất hện khi hoa xổ nhụy, làm hoa bị thối, rụng, thay đổi màu sắc cánh hoa.
- Trên trái, nhện đỏ tập trung ở gần cuống trái và phần lõm trên vỏ trái, làm biến dạng hình thái, kích cỡ của trái. Khi trái còn non, nhện chích hút vỏ trái làm vỡ các túi tinh dầu, tinh dầu thoát ra ngoài bám trên vỏ trái rồi khô dần làm cho vỏ trái sần sùi có mầu vàng bẩn giống như cám gạo, nên thường gọi là trái bị “da cám”, khiến trái xấu xí, giảm giá trị thương phẩm và khó bán.
2. Sâu xanh:
Đặc điểm của sâu xanh:
Vòng đời của sâu trải qua 4 giai đoạn gồm trứng, nhộng, sâu non, sâu trưởng thành. Sâu xanh là loài gây hại đa hệ và xuất hiện quanh năm theo vụ mùa.
Biểu hiện gây hại:
Sâu xanh xuất hiện và gây hại mạnh trong các vườn ươm hoặc vườn mới trồng, sâu non mới nở gặm khuyết các phiến lá non ở ngọn chồi, khi đến tuổi đẫy sức, chúng lại ăn các lá bánh tẻ.
Trường hợp thiếu thức ăn, chúng có thể ăn luôn cả lá già và phần non của thân chồi khiến cho cành lá trơ trọi.
Sâu tấn công cây làm cho cành lá trơ trọi. Dẫn đến khả năng quang hợp bị giảm, cây phát triển kém, còi cọc. Tác động tiêu cực đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là giai đoạn ra hoa tạo quả của cây.
Chúng gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe cây trồng, làm giảm năng suất và chất lượng trái khiến cho thu nhập của bà con nông dân giảm mạnh.
3. Rầy chổng cánh:
Đặc điểm của rầy chổng cánh:
Vòng đời của rầy chổng cánh kéo dài từ 28-32 ngày bao gồm 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng, rầy trưởng thành
Rầy chổng cánh sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ khi nhiệt độ từ 28-30oC, độ ẩm 80-85%. Ngoài ra chúng có thể thích nghi trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, rầy trưởng thành có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh âm 4oC hoặc cả vùng khí hậu nóng và khô
Biểu hiện gây hại:
Rầy cái đẻ trứng thành từng cụm trên các đọt non khi chưa có lá, lúc đầu sống tập trung thành cụm, tiết ra các sợi mốc màu trắng, di chuyển chậm chạp
Ấu và thành trùng chích hút dinh dưỡng từ các bộ phận của cây như chồi non, đọt non và lá non làm phiến lá nhỏ, lá nổi u sần, cong queo, méo mó, mất diệp lục và xoăn, là trung gian gây hại giúp nấm bệnh dễ tấn công gây hại trên cây, đọt non lụi dần, sần sùi.
Chất thải của rầy chổng cánh tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp và trao đổi chất do diện tích tiếp xúc với ánh mặt trời giảm.
Quả non những quả bị gây hại sẽ bị chậm lớn, có kích thước nhỏ so với bình thường, làm giảm chất lượng trái , giảm giá trị thương phẩm ngoài thị trường.
Rầy chổng cánh còn là tác nhân chính lan truyền bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi.
Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi cây có chồi non, nếu ký chủ chính như cam, quýt, bưởi,… không có chồi non thì rầy sẽ di chuyển sang ký chủ phụ như nguyệt quế, cần thăng để duy trì mật số.
Biện pháp phòng trừ:
Khi chọn giống cây nên ưu tiên chọn giống khỏe mạnh, sạch bệnh, có sức đề kháng cao để chống lại sâu bệnh hại.
Trồng cây với khoảng cách thích hợp, không trồng với mật độ quá dày để cây có không gian sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh
Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện và gây hại của các loại côn trùng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cắt cỏ, dọn sạch rác, tàn dư trên mặt đất, không để vườn cây quá ẩm ướt, um tùm, rậm rạp, hạn chế sự trú ngụ của mầm bệnh và côn trùng…
Tỉa cành, tạo tán cho cây để vườn được thông thoáng, thường xuyên cắt tỉa cành để loại bỏ những cành già yếu, sâu bệnh; cành nhỏ li ti không cần thiết và không có khả năng cho trái cành nằm sát mặt đất, cắt bỏ những cành, lá bị côn trùng gây hại nặng và mang đi tiêu hủy để tránh sự lây lan.
Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh để bón cho cây, giúp cung cấp chất dinh dưỡng, cây xanh, khỏe, tăng sức đề kháng chống lại sâu bệnh hại.
Cần có quy trình tưới nước hợp lý, không nên tưới quá nhiều nước trong 1 lần, không để vườn cây quá khô hay quá ướt trong thời gian dài, cần có rãnh thoát nước trong vườn để tránh ứ đọng nước.
Tạo điều kiện cho thiên địch trong vườn phát triển như kiến vàng, các loại ong ký sinh, bọ rùa và một số loại nhện.
KHUYẾN CÁO BÀ CON SỬ DỤNG THUỐC:
- Đối với nhện đỏ:
Bà con có thể sử dụng 1 chai thuốc SÂU NHỆN kết hợp với 2 gói CHUYÊN NHỆN pha cho 400-450 lít nước.
Sau 7-10 ngày, nhà vườn có thể tiến hành phun lần 2 bằng sự kết hợp giữa 1 chai SÂU NHỆN và 2 gói SÂU RẦY pha cho 400-450 lít nước.
- Đối với sâu xanh:
Bà con có thể sử dụng thuốc SÂU A SINH HỌC kết hợp với thuốc RẦY SỐ 1, pha cho 400 – 450 lít nước để giúp phòng trừ sâu xanh.
- Đối với rầy chổng cánh:
Nhà vườn có thể sử dụng 2 gói thuốc RẦY SỐ 1 kết hợp với 1 chai thuốc SÂU A SINH HỌC pha cho 400-450 lít nước để phun cho cây.
Do rầy chổng cánh khó tiêu diệt vì chúng có sức đề kháng cao và di chuyển theo chiều gió, bà con nên phun thuốc 2 lần để đạt được hiệu quả. Bà con có thể sử dụng 2 gói thuốc RẦY SỐ 2 kết hợp với 1 chai thuốc SÂU E SINH HỌC pha cho 400-450 lít nước để phun lần 2. Vào mùa mưa bà con nên phun thuốc lần 2 cách lần phun trước đó 7 ngày, nếu mùa nắng nên phun sau 10-12 ngày
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HÀ WTO️
Địa chỉ: Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.
Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Hồng Xuyên