Hiện nay trong quá trình canh tác sầu riêng, để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt và có năng suất cao, nhà vườn đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian để chăm sóc và chi phí đầu tư phân thuốc. Tuy nhiên, loại cây trồng này rất dễ bị nhiễm bệnh gây ra nhiều khó khăn cho bà con. Trong đó, tuyến trùng rễ là một căn bệnh đáng lo ngại cho cây sầu riêng. Tuyến trùng gây hại cho bộ rễ từ đó sẽ làm cho cây suy yếu, giảm năng suất và chất lượng quả huệ lụy về sau có thể chết cây. Bệnh này thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, khiến cho việc phòng ngừa và điều trị trở nên khó khăn hơn. Để hiểu rõ hơn về bệnh tuyến trùng rễ mời bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm và cách phòng trừ căn bệnh này.
Đặc điểm của tuyến trùng:
Tuyến trùng là loài động vật không xương sống, thuộc ngành giun tròn. Chúng có kích thước rất nhỏ, từ 0,5 – 2 mm nên chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuyến trùng sống và phát triển ở nhiều môi trường khác nhau. Tuyến trùng có 2 giai đoạn :trứng và con non. Trứng nở thành con non sau đó chui vào các vết nứt hoặc khe hở do quá trình canh tác hoặc côn trùng gây ra sau đó chích hút chất dinh dưỡng của cây.
Có 3 hình thức ký sinh của tuyến trùng rễ sầu riêng:
Nội sinh: Tuyến trùng chui vào rễ rồi chích hút các tế bào bên trong rễ, khiến các tế bào bị trương phình ra tạo thành các nốt sần, u tròn trên rễ.
Ngoại sinh: Tuyến trùng tồn tại ở bên ngoài rễ, ở trong môi trường đất và nước. Khi đến thời điểm thích hợp và cần thiết, tuyến trùng sẽ dùng kim chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong tế bào rễ.
Bán nội sinh: Nhóm tuyến trùng này sẽ chui một nữa cơ thể vào trong rễ cây, một nữa còn lại ở bên ngoài môi trường và tạo ra các nốt sần u tròn nhô to trên rễ cây.
Bệnh tuyến trùng là loại bệnh nguy hiểm bởi tuyến trùng tấn công trực tiếp vào hệ thống rễ của cây. Đối với cây trồng rễ là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng quyết định sự sống, bám chặt giúp cây đúng vững trên mặt đất, sự sinh trưởng và phát triển của cây; rễ giúp cây hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất, lưu trữ chất dinh dưỡng nuôi thân , cành, lá, hoa và trái của cây. Nên khi tuyến trùng tấn công sẽ làm giảm các chức năng của hệ thống rễ, phá hủy các mô rễ và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây.
Tuyến trùng ký sinh trên cây trồng, chích hút chất dinh dưỡng và bơm các độc tố vào rễ cây khiến rễ bị tắc nghẽn, ứ động mạch rễ, mạch phình to và tạo nên những nốt sần u tròn, cục cục trên rễ. Thậm chí là thối rễ. Gây ảnh hưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, lâu dài không phát hiện kịp sẽ bị vàng lá chết cây.
Bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng thường lan rộng trong môi trường cây bị khô hạn kéo dài, giao mùa, độ ẩm cao, ẩm ướt, đặc biệt là trong mùa mưa, qua các vết thương trên rễ hoặc thông qua các tổn thương do sâu bệnh hoặc côn trùng gây ra. Điều kiện thích hợp cho sự phát triển của nấm bệnh là độ ẩm cao, đất nhiễm trùng và sự suy yếu của hệ thống miễn dịch của cây sầu riêng. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học hoặc bón phân không đúng cách có thể gây nứt cây, tách rễ và mở đường cho tuyến trùng tấn công, làm giảm sức đề kháng của cây.
Biểu hiện của bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng:
Trên thân cây:
- Cây bị còi cọc, có dáng thon phía trên và hẹp hơn ở phía dưới của thân cây. Phần ngọn có các cành cây bị rụng lá trơ trội như chổi chà. Giảm độ ổn định của thân, ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của cây, cây dễ bị đỗ ngã.
- Thân cây héo rũ, bị bẻ cong, cong vênh một cách không tự nhiên, giảm tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của cây.
- Nhánh có độ phân lóng ngắn, nhánh không còn lá , khoảng cách giữa các nút lá trên nhánh gần nhau hơn so với cây không bị nhiễm tuyến trùng.
Trên lá cây:
Biến dạng và thay đổi màu sắc của lá, lá bị méo mó, co lại hoặc có các vết đốm màu nâu, đỏ hoặc đen.
Lá của cây sầu riêng bị tuyến trùng rễ xâm nhập cũng có thể bị khô, rụng sớm. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây và suy giảm nghiêm trọng khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Trên rễ cây:
Rễ bị thối, có màu đen hoặc nâu, mất đi tính đàn hồi và có mùi hôi khó chịu. Rễ bị mất tính liên kết, phân tách với thân cây, dẫn đến việc cây trở nên yếu ớt dễ bị đổ ngã.
Tác hại của tuyến trùng rễ sầu riêng:
Cây sầu riêng bị bệnh tuyến trùng rễ sẽ ít ra hoa, ít trái hoặc trái non không phát triển, nghiêm trọng hơn cây yếu không đủ lực ra hoa . Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng vụ mùa của nhà vườn.
Các trái sầu riêng bị nhiễm bệnh có thể bị biến dạng, không đẹp mắt. Điều này làm giảm giá trị thương phẩm của trái sầu riêng và ảnh hưởng đến kinh tế của người trồng sầu riêng.
Bệnh tuyến trùng rễ sầu riêng còn tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh khác xâm nhập vào rễ qua các vết thương do tuyến trùng gây ra. Từ đó làm giảm sức đề kháng của cây, cây yếu dần suy cây tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển.
Biện pháp phòng trừ:
Tưới nước cho cây sầu riêng đúng lượng nước và đúng thời điểm, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong thời gian dài. Độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng rễ sinh sôi và phát triển. Nên trồng cây sầu riêng ở những nơi thoáng, có cỏ che phủ vừa phải, ánh sáng đầy đủ để giúp cây quan hợp tốt. Tránh trồng các cây cổ thụ cao che khuất ánh sáng cho cây sầu riêng lớn, trường hợp cây con có thể trong các cây như chuối, tiêu ,bưởi ,.... để che gió .
Cần bảo vệ rễ và thân cây khỏi các tác nhân gây thương tổn như: Côn trùng, chuột, dao cạo, máy cày,… Kiểm tra và xử lý kịp thời các triệu chứng bệnh trên rễ và thân cây để giữ cho rễ cây khỏe mạnh.
Không nên lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân có hàm lượng đạm cao. Phân đạm có thể làm suy yếu cấu trúc của cây và làm tăng nguy cơ nứt cây, tách rễ. Hãy bổ sung phân hữu cơ cho cây trồng, như phân chuồng, phân vi sinh,… để cải thiện tính chất của đất và tăng khả năng chống bệnh.
Cần dọn dẹp lá rụng, vỏ cây và các mảnh vụn cây trong vườn để tạo môi trường sạch sẽ. Những chất thải này có thể làm ẩm mốc và làm tăng nguồn lây bệnh.
Có thể trồng xen một số loại cây có tính kháng tuyến trùng như: Cây họ đậu, rễ cây ruốc cá, cây cúc vạn thọ,… Cách này giúp giảm mật độ của tuyến trùng rễ và giảm áp lực bệnh cho cây sầu riêng.
Nhà vườn có thể sử dụng thuốc Tuyến Trùng F1 để rãi cho cây sầu riêng trước và trong mùa mưa để phòng trị tuyến trùng.
Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng phân Cải Tạo Đất kết hợp với phân Hữu Cơ 1 để tưới cho cây giúp phát triển hệ vi sinh vật trong đất, tăng sức đề kháng cho cây chống lại nấm bệnh.
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn bà con đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bà con những kiến thức bổ ích trong quá trình canh tác nông nghiệp. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin kính mời quý bà con truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HÀ WTO️
Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.
Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Hồng Xuyên