Lợi Ích Của Phân Bón Hữu Cơ Đối Với Cây Trồng Và Môi Trường

Phân bón là nguyên liệu không thể thiếu trong nông nghiệp. Từ xa xưa, người nông dân đã biết sử dụng các phương thức sản xuất nông nghiệp sử dụng phân bón hữu cơ từ các phế phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, phân chuồng, phân xanh, tro bếp,… Cho đến ngày nay, khi trình độ được nâng cao thì các giá trị cốt lõi từ việc sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt càng được chú trọng.

Theo các chuyên gia khuyến nông, sử dụng phân hữu cơ (phân compost) mang đến nhiều lợi ích không chỉ cho cây trồng, mà còn ảnh hưởng tích cực đến môi trường sống. Để tìm hiểu rõ hơn, Thiên Hà WTO sẽ cùng bạn tìm hiểu về những lợi ích của phân bón hữu cơ ngay sau đây!

1. Lợi ích của phân bón hữu cơ đối với đất và cây trồng

- Cây trồng phát triển bằng cách hấp thụ các dưỡng chất cần thiết từ đất trồng. Trong đó, các nguyên tố thiết yếu gồm: đa lượng (đạm, lân, kali,…), trung lượng (canxi, silic,…), vi lượng (đồng, sắt, kẽm,…). Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại phân bón vô cơ chỉ có thể đáp ứng được một vài nguyên tố kể trên, chúng tồn tại ở dạng các hợp chất vô cơ khiến cây không thể hấp thụ hoặc hấp thụ rất khó, trong khi tiềm ẩn nhiều vấn đề gây ngộ độc hoa màu nếu lạm dụng.

- Tuy nhiên, phân bón hữu cơ lại chứa gần như đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng cho đất, giúp cây hấp thụ tối đa và phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất. Bên cạnh đó, loại phân này có nguồn gốc từ việc phân hủy các chất hữu cơ như: phụ phế phẩm nông nghiệp, thức ăn thừa của con người, chất thải động vật,… nên tuyệt đối an toàn. Các hợp chất dinh dưỡng của phân bón hữu cơ cũng tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ nên cây trồng và hoa màu có thể hấp thụ dễ dàng.

Bên cạnh đó, sử dụng phân compost trong quy trình ủ phân sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho nông nghiệp.

2. Làm đất tơi xốp, nâng cao độ phì

  • Lợi ích của phân bón hữu cơ quan trọng là làm cho đất tơi xốp và nâng cao độ phì. Theo các chuyên gia, khi bón phân hữu cơ, các hydrat cacbon sẽ được phân hủy dưới tác động của độ ẩm và nhiệt độ tạo thành mùn, axit humic và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Đáng nói, quá trình này sẽ diễn ra chậm và kéo dài từ vài ngày đến vài tháng tùy vào chất liệu của phân và điều kiện môi trường, khí hậu. Chính điều này làm cho đất trồng trở nên tơi xốp, tăng khả năng thấm và thoát nước nhờ đó tránh tình trạng ngập úng, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh mẽ.

 

 

 

  • Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ còn giúp hạn chế việc phải tưới nước thường xuyên, góp phần tránh lãng phí nước sạch, giảm chi phí và công sức khi canh tác. Đất tơi xốp giúp nhiệt độ trong đất được điều hòa tốt hơn và tránh khỏi tình trạng bị “sốc” nhiệt do thời tiết thay đổi đột ngột.

3. Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cân bằng vi sinh vật

  • Lớp mùn được tạo thành sau khi phân hủy các chất hữu cơ trong phân giúp làm tăng hàm lượng dinh dưỡng và độ pH có trong đất. Bên cạnh đó, phân bón hữu cơ sẽ cải tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển và kìm hãm các vi khuẩn gây hại cây trồng. Qua đó, góp phần cải thiện hệ vi sinh vật theo hướng có lợi cho đất và hoa màu. Các chất mùn trong phân hữu cơ chính là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho các vi sinh vật trong đất.

4. Ngăn xói mòn đất và rửa trôi dinh dưỡng

  • Các chất hữu cơ được phân giải làm đất trở nên tơi xốp kết hợp với các khoáng chất dinh dưỡng tạo thành các phức hệ hữu cơ-khoáng góp phần hạn chế rửa trôi các chất dinh dưỡng. Trong khi đó, các chất mùn sẽ làm tăng tính ổn định của kết cấu đất chống xói mòn.

5. Giúp tăng khả năng chống chịu cho cây trồng

  • Nhờ việc hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất nên cây trồng có sức sống mãnh liệt, bộ rễ khỏe mạnh, thân cây cứng cáp và lá dày giúp tăng khả năng chống chịu của cây trước các yếu tố môi trường bất lợi và sâu bệnh gây hại.

 

 

6. Tiết kiệm nước tưới

► Các chất hữu cơ hạn chế khả năng thoát hơi nước và giữ ẩm tốt cho đất. Nhiệt độ đất được điều chỉnh tốt hơn, do đó đất không bị nóng lên đột ngột hoặc nguội đi trong thời gian ngắn.

7. Tốt cho sức khỏe con người và động vật

► Phân hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường còn phân hóa học để lại dư lượng gây chua đất, ô nhiễm nguồn nước, nhất là đối với các khu dân cư sinh sống gần đó. nơi sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ và vi sinh vật có lợi trong đất sẽ là nhà máy xử lý các chất độc hại như H2S, CO2, NH3, CH4… thành các hợp chất không độc hại, nguồn nước sạch hơn, an toàn cho con người. và gia súc.

8. Tăng chất lượng nông sản và hạn chế phân bón vô cơ

Như đã đề cập ở trên, lợi ích quan trọng nhất khi sử dụng phân bón hữu cơ chính là giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, tăng chất lượng nông sản và năng suất cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ. Điều này được thể hiện rõ rệt nhất trên rau cải và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày.

Mặt khác, nông sản được bón phân hữu cơ không tồn dư các hóa chất độc hại sau khi thu hoạch và an toàn cho con người khi sử dụng. Nhờ đó, nhà nông có thể hạn chế việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nông sản.

(*) Nên nhớ, đối với trồng rau sạch tại nhà hoặc với mục đích kinh doanh các mặt hàng nông sản sạch thì Thiên Hà WTO khuyến cáo nên sử dụng phân bón hữu cơ, có thể kết hợp với men vi sinh EcoClean Compost khi ủ phân để tăng hiệu quả.

9. Cải tạo và bảo vệ môi trường đất

  • Với thành phần là các chất hữu cơ và hệ vi sinh vật có lợi nên phân bón hữu cơ thường được dùng vào việc cải tạo đất trồng, đặc biệt là đối với đất cát, đất bạc màu. Quá trình hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật tác động trực tiếp đến cấu trúc đất và giúp đất ngày càng giàu dinh dưỡng.
  • Việc cải tạo đất bằng phân compost không gây hại cho môi trường đất như các phương pháp khác do không chứa chất hóa học độc hại. Mặt khác, lượng nước ngấm qua đất sẽ được các vi sinh vật chuyển hóa các chất độc (H2S, CO2, NH3, CH4,…) thành các hợp chất không độc hại.

10. Lợi ích của phân bón hữu cơ với môi trường sống

⇒ Theo số liệu được ước tính, nếu trung bình mỗi ngày mỗi người thải ra môi trường 1kg rác thải thì với dân số hơn 90 triệu người, mỗi ngày sẽ có hơn 90 triệu kg rác thải. Nếu không được thu gom và xử lý kịp thời, khi rác thải phân hủy sẽ gây ra mùi hôi thối, ô nhiễm môi trường. Ngược lại, việc xử lý sẽ tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn vào ngân sách nhà nước.

► Vậy, phân bón hữu cơ có lợi ích gì với môi trường sống? Bản thân phân bón hữu cơ được hình thành từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ với thành phần chính là rác thải hữu cơ và phế phẩm nông nghiệp. Vậy nên, thay vì vứt bỏ rác như trước đây, bạn có thể tái sử dụng chúng bằng cách ủ phân để tưới cho cây trồng. Đây được xem là biện pháp bảo vệ môi trường sống hiệu quả và thiết thực

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể biết được những lợi ích quan trọng của phân bón hữu cơ. Và để lựa chọn những sản phẩm hữu cơ chất lượng thì hãy liên hệ Thiên Hà WTO bạn nhé !

Nguồn : Internet


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline : 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài đăng được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng : Giang Thanh

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo