RẦY XANH GÂY HẠI TRÊN SẦU RIÊNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Rầy xanh còn được gọi là rầy phấn trắng hay rầy nhảy, có tên khoa học là Allocaridara malayensi. Rầy xanh là loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với sầu riêng vì khó phát hiện và những ảnh hưởng vô cùng nặng nề mà nó gây ra.

 

  • Đăc điểm rầy xanh:
    – Rầy xanh có vòng đời trải qua 3 giai đoạn gồm trứng, con non và con trưởng thành. Trứng rầy có màu vàng nhạt, hình bầu dục và kích thước rất nhỏ, khoảng 1 mm. Rầy đẻ thành từng ổ, với khoảng 12 đến 14 trứng.
    – Rầy thường đẻ vào bên trong lưỡi giáo, vì thế trứng rầy được bảo vệ rất tốt và tỷ lệ nở cao. Con non mới nở có màu vàng nhạt, sau đó bắt đầu xuất hiện lớp sáp trắng trên bề mặt cơ thể và dần mọc ra các sợi đuôi sáp dài.
    – Giai đoạn này cũng là giai đoạn dễ phát hiện nhất vì rầy có màu trắng tương phản với màu lá và di chuyển nhanh khi có tác động vào. Rầy trưởng thành có chiều dài lên đến 3 – 4 mm, cơ thể có màu nâu xanh và bộ cánh trong suốt.
  • Tác hại của rầy xanh:
    – Rầy xanh chích hút đọt ở cả giai đoạn con non (rầy phấn trắng) và trưởng thành (rầy xanh). Hại nhẹ làm cho lá nhỏ, tong teo, xoắn lá, nặng có thể gây ra hiện tượng rụng lá hàng loạt, khô cành, gây hiện tượng chổi chà trên sầu riêng.
    – Rầy xanh chích hút gây ra vết thương cơ giới, tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập và gây bệnh cho cây trồng.
    – Ngoài sầu riêng, rầy xanh còn trú ẩn và gây hại được trên nhiều loại cây trồng khác nhau như cà tím, đậu bắp, ớt, dâm bụp, mướp, đậu phộng và nhiều loại cây trồng khác. Vì thế, việc loại bỏ rầy xanh trên vườn là cực kỳ khó khăn do tính thích nghi rộng rãi của chúng. Ngoài ra, rầy xanh xuất hiện quanh năm và có thể gây hại bất kỳ giai đoạn của cây.
    – Rầy còn có khả năng kháng thuốc mạnh, nông dân cần phun thay phiên nhiều gốc thuốc khác nhau, sử dụng và phòng trừ đồng loạt cho cả vườn gây tốn nhiều chi phí và tiền của. Hiện nay, bà con thường chú ý đến tăng liều lượng khi pha thuốc phun, hệ quả làm tăng chi phí và tăng luôn tính kháng thuốc của rầy xanh.
  • Biện pháp quản lý
    – Rầy nhảy ( Rầy xanh ) tấn công từ khi lá còn chưa mở đến khi lá đã thành thục thì rầy không gây hại mạnh nữa. Do đó bà con cần cho phun từ khi cây xuất hiện mũi giáo (le lưỡi mèo) đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và chuyển thành lá thành thục.
    – Thường xuyên kiểm tra, thăm vườn để phát hiện và xử lý kịp thời. Sử dụng bẫy vàng, bẫy đèn để dẫn dụ và thu hút rầy trưởng thành trên vườn, qua đó giúp kiểm soát mật độ xuất hiện trên vườn.
    – Sử dụng phương pháp tưới, phun nước từ trên ngọn xuồng, giúp góp phần rửa trôi con non và thành trùng.
    –  Sử dụng kết hợp giữa thuốc SÂU A SINH HỌC (HAIHAMEC 3.6EC) với hoạt chất Abamectin và thuốc RẦY SỐ 1 (KHONGRAY 54WP) với thành phần Acetamiprid + Buprofezin.

 

          –  Sau 7-10 ngày tiến hành phun lại lần hai với thuốc SÂU E SINH HỌC (OMAN 2EC) với thành phần Emamectin Benzoate kết hợp với RẦY SỐ 2 (ABAGENT 500WP) với hoạt chất Cartap + Imidacloprid.

► Hi vọng qua bài viết này, bà con sẽ quản lý và phòng trừ Rầy Xanh hiệu quả, vườn cây nhà mình đạt năng suất cao và được giá cao nhé!


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo