Bệnh thối trái sầu riêng là một loại bệnh chủ yếu gây hại vào giai đoạn khi trái đang phát triển, sắp cho thu hoạch. Bệnh làm cho trái bị thối nhũn, hư hỏng, không thể bán được, từ đó làm thiệt hại lớn về kinh tế cho nhà vườn. Một khi cây bị bệnh thối trái thì năm đó cây không thể thu hoạch được. Vì vậy người trồng cần chủ động phòng bệnh sớm.
Nấm Phytophthora palmivora
1. Nguyên nhân của bệnh thối trái sầu riêng :
- Do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
- Thời điểm bệnh xuất hiện nhiều là vào mùa mưa hoặc khi có nhiều sương mù.
- Vườn cây không thông thoáng, rậm rập, không cắt tỉa thường xuyên.
- Nhiệt độ trong vườn sầu riêng thấp, không có khả năng thoát nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây hại.
2. Biểu hiện của bệnh thối trái sầu riêng :
Thối trái là bệnh nguy hiểm, không chỉ gây hại cho trái, mà chúng còn gây hại cho cả thân và lá của cây sầu riêng.
– Trên thân: Khi cây bị bệnh thối trái, trên thân cây sẽ xuất hiện các đốm sậm màu, hơi ướt. Sau đó, các vết bệnh này sẽ chuyển sang màu nâu đỏ. Vỏ cây bị nứt và ứa ra các giọt nhựa trong vàng, phần gỗ tại vị trí vết bệnh cũng hóa nâu.
– Trên lá: Sầu riêng bị thối trái sẽ làm lá bị cháy, vàng héo và rụng dần. Bệnh phát triển ở cả các cành dưới thấp hoặc trên cao.
– Trên trái: Nấm bệnh sẽ chủ yếu gây hại trên trái, làm trái bị thối hàng loạt. Ban đầu, vết bệnh là những đốm nhỏ màu nâu đen, sau đó ngày càng lan rộng ra và chuyển màu xám đen. Thời gian đầu, bệnh sẽ chủ yếu biểu hiện và gây hại trên phần vỏ, nhưng nếu không trị thối trái sầu riêng sớm, bệnh sẽ ăn sâu vào thịt trái, khiến thịt trái bị nhũn thối có mùi hôi chua, khó chịu.
3. Cách quản lý và phòng trừ bệnh thối trái sầu riêng :
– Đảm bảo cho vườn có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa. Nếu đất trồng sầu riêng thấp thì phải xây dựng hệ thống rãnh thoát nước cho cây, tránh vườn bị ngập úng hoặc độ ẩm cao.
– Sử dụng các giống sầu riêng khỏe mạnh, không bị bệnh và có sức đề kháng cao, có khả năng chống lại các nấm hại gây bệnh.
– Trồng cây với mật độ vừa phải để vườn luôn có độ thông thoáng.
– Thường xuyên vệ sinh, làm cỏ cho vườn và thu gom các lá rụng vì nấm bệnh có thể ẩn nấp ở đây.
– Bón phân đạm, lân, kali cân đối để cây phát triển tốt nhất, đặc biệt không bón thừa đạm.
– Nếu có sử dụng phân chuồng thì cần xử lý qua bằng các chủng nấm có lợi như Trichoderma sau đó mới được bón cho cây. Các loại phân chuồng này sẽ cung cấp chất mùn cho đất, bổ sung các vi sinh vật có lợi giúp cải tạo đất, tiêu diệt các loại nấm gây hại
– Khi cây ra hoa và bắt đầu kết trái, nên tỉa bớt hoa, hoặc đợt đến khi ra trái, cắt bỏ trái nhỏ, trái có dấu hiệu bị bệnh.
– Phun thuốc phòng nấm bệnh định kỳ để giúp việc phòng được sầu riêng bị thối trái.
► Để đảm bảo quản lý tốt bệnh thối trái sầu riêng hiệu quả hơn, Thiên Hà WTO khuyến cáo nhà vườn khi phun thuốc phòng nấm bệnh có thể sử dụng thuốc TRỊ BỆNH ( THALONIL 75WP ) kết hợp với thuốc SẠCH BỆNH ( BRE TIL SUPER 300EC ). Pha 400 - 450 lít, phun vào thời điểm sáng sớm để kiểm soát nấm bệnh hiệu quả.
Kính chúc nhà vườn quản lý tốt bệnh thối trái sầu riêng và đạt được năng suất cao nhé !
Nguồn : Sưu Tầm và Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
Hotline: 0785.288.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Giang Thanh