SÙNG ĐẤT GÂY HẠI CÂY TRỒNG

Sùng đất là loại côn trùng gây hại thường gặp, chúng có thể gây hại cho rễ và thân cây, làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Thức ăn của chúng là xác bã thực vật hoai mục, phân chuồng hoai mục như phân trâu, bò,… hay rễ cây. Chúng sống tập trung nhiều trong đất có độ mùn cao.

 

 

1. Đặc điểm của sùng đất :

- Sùng đất là ấu trùng của bọ hung, bao gồm 3 loại bọ hung là bọ hung đen, bọ hung nâu và bọ hung xanh. Chu kỳ sống của chúng kéo dài 9-12 tháng bao gồm các giai đoạn trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng.

- Con trưởng thành (thành trùng) có kích thước 15-20 mm, màu nâu nhạt đến đen óng. Ban ngày, chúng chui xuống đất và ban đêm bay ra để gây hại cho cây trồng. Con trưởng thành đẻ trứng trong đất, phân chuồng và xác thực vật mục nát. Sau khi vũ hóa, chúng sẽ đẻ trứng trong 1-2 ngày (thường vào cuối mùa khô hoặc đầu mùa mưa).

- Trứng có hình bầu dục, màu trắng và nằm ở độ sâu từ 5-10 mm trong đất. Sau 2-3 tuần, trứng nở có màu trắng xám đến trắng sữa và độ dài 19-25 mm.

- Ấu trùng có hình dạng chữ C, đốt cuối bụng có nhiều gai và xếp không tạo hình nhất định. Chúng cắn phá bộ rễ ở độ sâu từ 5-25 cm bằng cách đào xuống đất với râu ngắn nhưng chân và hàm rất mạnh.

- Nhộng của loài sùng đất có hình trái xoan, màu nâu vàng. Chúng nằm dưới lớp đất mát mẻ hoặc được che phủ bởi các xác các loài thực vật.

2. Biểu hiện gây hại :

- Sùng đất thường tấn công và gây hại vào mùa xuân và mùa thu, nhưng thời điểm phát triển và tấn công mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 8.

- Sùng đất thường sống ở dưới mặt đất, tấn công và phá họai rễ cây, làm cho cây phát triển chậm, lá cây úa vàng và có thể khiến cây chết nếu rễ bị cắn hết. Các ấu trùng già có thể ăn cả phần thân gỗ của rễ. Những thiệt hại thường không được phát hiện cho đến khi cây bị chết hoặc đổi màu.

- Ngoài tác động trực tiếp, sùng đất còn tạo vết thương cho nấm, vi khuẩn và tuyến trùng gây hại cho cây trồng. Chúng thường gây thiệt hại nặng ở các vườn chưa được bón phân hoặc chưa được thu dọn.

 

 

Để phòng trừ sùng đất có hiệu quả, bà con nên:

- Kiểm tra và vệ sinh vườn, nhặt cỏ dại, giúp hạn chế trứng và tiêu diệt ấu trùng trong đất trước khi tiến hành vụ mùa tiếp theo.

- Thường xuyên xới đất, vun gốc định kỳ 2 tháng 1 lần, làm cho đất trồng thông thoáng, tạo môi trường sống bất lợi cho sùng đất, kết hợp với việc thu bắt và tiêu diệt chúng.

- Xử lý phần chuồng trước khi tiến hành bón cho cây vì phân chuồng tươi là nơi chứa nhiều vi khuẩn, nấm, ấu trùng gây hại cho cây, đặc biệt là sùng đất.

- Trồng hoa dã quỳ xung quanh vườn. Loài hoa này có tác dụng xua đuổi sùng đất.

- Dùng vôi để tiêu diệt sùng đất bằng cách trộn vôi cùng đất với liều lượng phù hợp. Không nên lạm dụng quá nhiều vì sẽ làm cho đất bị mặn, không tốt cho cây.

Ngoài ra, có thể sử dụng các phương pháp bẫy dẫn dụ như:

- Trồng khoai lang xen kẽ trong vườn để thu hút sùng đất, giúp giảm thiểu sự tập trung của chúng trên cây trồng chính.

- Sử dụng bẫy đèn để thu bắt con trưởng thành.

Chúc Bà Con sẽ quản lý tốt sùng đất gây hại và có một vụ mùa bội thu !


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo