RẦY CHỔNG CÁNH GÂY HẠI CHO CÂY CÓ MÚI

Rầy chổng cánh là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm trên cây có múi. Đối với những loại dịch hại khác thì khi lá nở chúng mới bắt đầu tấn công nhưng đối với rầy chổng cánh chúng đeo bám và tấn công ngay trên những đọt non mới xuất hiện chỉ từ 0,5-2 cm.

 

 

1. Đặc điểm hình thái và sinh học :

- Đây là loại rầy rất nhỏ, thành trùng dài từ 2,5-3 mm, cánh dài, màu xám đen với vệt trắng lớn chạy từ đầu đến cuối cánh, lúc đậu cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu. Râu đầu rất ngắn, có 5 đốt; chân ngực màu vàng, đốt chậu và đốt bàn có màu đen, bàn chân có 2 đốt màu đen. Cuối bụng có nhiều lông trắng mịn.

- Rầy cái có bụng to màu vàng cam trong khi rầy đực nhỏ màu xám xanh. Sau khi vũ hóa rầy bắt cặp và đẻ trứng

- Trứng rất nhỏ, màu vàng, hình bầu dục, dài khoảng 0,3 mm có đầu nhọn. Thời gian ủ trứng từ 3-7 ngày.

- Ấu trùng hình bầu dục dẹp, màu xanh lục ngả vàng, di chuyển chậm chạp.

- Vòng đời của rầy chổng cánh từ 18-40 ngày.

2. Tập quán sinh sống và cách gây hại :

- Thành trùng ít khi bay hoặc chỉ bay một đoạn ngắn.

- Rầy đẻ trứng thành từng nhóm trên đọt non chưa mở lớn.

- Ở tuổi nhỏ ấu trùng thường sống tập trung và tiết ra các sợi sáp trắng quanh nơi sinh sống.

- Mật độ rầy cao vào đầu mùa mưa, khi cây ra lá non và trổ hoa.

- Ấu trùng và thành trùng tập trung chích hút nhựa của chồi, lá, trái non làm chồi non bị khô héo, lá phía dưới bị vàng, quăn queo.

- Rầy truyền vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi.

- Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi cây có chồi non, nếu ký chủ chính như cam, quýt, bưởi,… không có chồi non thì rầy sẽ di chuyển sang ký chủ phụ như nguyệt quế, cần thăng để duy trì mật số.

3. Biện pháp phòng trị :

- Trong vườn, bà con nên để cỏ nhưng không nên để quá cao, thường xuyên phát cỏ để tránh rầy cư trú.

- Tỉa cắt cành, bón phân giúp điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để quản lý sự xuất hiện của rầy và dễ dàng phòng trị.

- Không nên trồng các loại cây hấp dẫn rầy như nguyệt quế, cần thăng, kim quýt gần vườn cây có múi, nhất là vườn ươm sản xuất cây giống.

- Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện sự gây hại của rầy. Nhổ bỏ những cây có triệu chứng bệnh và tiêu hủy để loại trừ nguồn bệnh lây lan.

- Bảo vệ và phát triển thiên địch của rầy chổng cánh như ong ký sinh, bọ rùa, kiến vàng và một số loại nhện.

► Ngoài ra, nhà vườn có thể sử dụng thuốc RẦY SỐ 1 ( KHONGRAY 54WP ) hoặc RẦY SỐ 2 ( ABAGENT 500WP ) kết hợp với thuốc SÂU A SINH HỌC ( HAIHAMEC 3.6EC ) hoặc thuốc SÂU E SINH HỌC ( OMAN 2EC ) để phun khi cây mới ra đọt non.

⇒ Cách pha: 1 gói thuốc rầy + 100 ml thuốc sâu sinh học pha cho 200 lít nước.

► Rầy chổng cánh khó tiêu diệt vì chúng có sức đề kháng cao và di chuyển theo chiều gió, bà con nên phun thuốc 2 lần để đạt được hiệu quả. Vào mùa mưa bà con nên phun thuốc lần 2 cách lần phun trước đó 7 ngày, nếu mùa nắng nên phun sau 10-12 ngày.

► Thuốc có tính mát nên nhà vườn có thể pha chung với phân bón lá hoặc thuốc bệnh để giúp tiết kiệm chi phí và thời gian phun xịt.

*** Khuyến khích nhà vườn theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con sử dụng biện pháp an toàn khi phun xịt thuốc :

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

- Chuẩn bị dụng cụ phun và trang bị dụng cụ bảo hộ như:

+ Đeo găng tay

+ Mang khẩu trang

+ Đeo mặt nạ bảo hộ

+ Mang đồ bảo hộ

+ Mang ủng.

- Pha thuốc đúng liều

- Không phun ngược chiều gió

- Thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ sau khi phun thuốc

- Bảo quản thuốc đúng cách.

Kính chúc bà con sẽ có một vụ mùa như ý và thành công !


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh 

 

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo