BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN THANH LONG

Thanh long hiện nay được bà con tin tưởng canh tác trên diện rộng bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại cao, có thể xuất khẩu qua nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên để chăm sóc thanh long phát triển tốt cần phải tuân thủ đúng quy trình chăm dưỡng, bón phân để cây phát triển xanh tốt và đem lại hiệu suất cao. Ngoài ra, thanh long thường phải đối mặt với nhiều loài sâu bệnh hại, trong đó, bệnh đốm nâu rất nguy hiểm cho cây. Mời bà con cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện bệnh đốm nâu trên trái thanh long để có biện pháp quản lý bệnh hiệu quả giúp tăng năng suất cây thanh long trong bài viết sau đây nhé !

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH

- Tác nhân chính hình thành nên bệnh đốm nâu là nấm Neoscytalidium sp. gây ra tác động xấu đến năng suất cây trồng và giảm giá trị kinh tế của bà con nông dân.

- Cơ chế xuất hiện, hoạt động và lây lan của nấm thuận lợi trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, độ ẩm không khí cao, đặc biệt là mùa mưa. Bệnh đốm nâu lây lan chủ yếu qua nguồn giống cây trồng, gió, nguồn nước hoặc do sinh vật như côn trùng.

 

 

TRIỆU CHỨNG BỆNH ĐỐM NÂU TRÊN THANH LONG

Bà con cần có kinh nghiệm về bệnh đốm nâu để dễ dàng nhận biết và phương án xử lý kịp thời, đặc điểm nhận diện như sau:

  • Ban đầu xuất hiện những vết đốm nhỏ hình tròn và có màu trắng trên cành thanh long. Một thời gian sau, phát triển to dần và lồi lên màu nâu, giống như mắt cua nên hay được gọi là đốm mắt cua. Khi bệnh trở nặng, các vết bệnh tăng lên và liên kết với nhau tạo thành từng mảng sần sùi trên bề mặt cành, có thể gây thối từng mảng lớn.
  • Trên trái thì biểu hiện bệnh cũng tương tự như cành, xuất hiện những vết đốm tròn lồi trên bề mặt vỏ làm trái sần sùi ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng.

 

Đốm nâu là một loại nấm hại mới và khó quản lý. Thêm vào đó, việc thâm canh quá mức và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi khiến cho dịch bệnh càng thêm khó kiểm soát.

 

 

Do đó, bà con cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp để hạn chế sự tăng trưởng mạnh của nấm trên vườn cây của mình, mang lại hiệu quả sản xuất tốt hơn. Một số cách phòng trị hiệu quả để bà con tham khảo như :

  • Chọn nguồn giống sạch để tiến hành gieo trồng và nhân giống cây thanh long.
  • Thăm vườn thường xuyên, dọn sạch cỏ dại trong vườn, tiến hành tỉa bỏ cành già, cành mang sâu bện để tạo độ thông thoáng cho vườn, tránh tạo điều kiện cho bệnh phát sinh.
  • Không tưới nước lên tán cây để hạn chế lây lan mầm bệnh và không nên tưới vào chiều tối vì đây là thời tiết thuận lợi cho nấm bệnh tấn công và gây hại.
  • Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, bổ sung vi lượng cần thiết để tăng sức đề kháng của cây thông qua bón phân kết hợp phun theo từng giai đoạn phát triển của cây. Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ như phân chuồng hoai mục, phân bón hữu cơ để bón cho cây thanh long nhằm tăng hệ vi sinh vật có ích cho đất, giúp cải tạo và duy trì độ ẩm đất, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết và nâng cao khả năng chống chịu lại sâu bệnh hại cho cây.
  • Tùy thuộc vào tình hình phát triển và sinh trưởng của cây mà điều chỉnh số lần xử lý ra hoa trái vụ thích hợp, tránh để cây thanh long bị suy kiệt dinh dưỡng dẫn đến dễ bị nấm bệnh tấn công.
  • Vệ sinh quần áo bảo hộ và các dụng cụ làm vườn như liềm, kéo cắt cành.

► Ngoài ra, khuyến khích bà con sử dụng thuốc Trị Bệnh ( Thalonil 75WP ) kết hợp Vi Lượng VL1 ( Áo Giáp Kẽm AV13 ) phun khi bệnh vừa chớm xuất hiện, hoặc trướctrong và sau khi cành non và hoa quả non xuất hiện, hay khi điều kiện thời tiết mưa nhiều, âm u ít nắng, hoặc sương mù nhiều, không khí ẩm thấp để mang lại hiệu quả và phòng trừ bệnh hữu hiệu hơn.

*** LƯU Ý: Khuyến khích nhà vườn theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con sử dụng biện pháp an toàn khi phun xịt thuốc:

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

- Chuẩn bị dụng cụ phun và trang bị dụng cụ bảo hộ như :

+ Đeo găng tay

+ Mang khẩu trang

+ Đeo mặt nạ bảo hộ

+ Mang đồ bảo hộ

+ Mang ủng.

- Pha thuốc đúng liều

- Không phun ngược chiều gió

- Thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ sau khi phun thuốc

- Bảo quản thuốc đúng cách

► Hy vọng với bài viết này, các nhà vườn sẽ có thêm kiến thức để quản lý tốt bệnh đốm nâu thanh long và vườn thanh long sẽ đạt năng suất cao. Kính chúc bà con có được một vụ mùa bội thu và thành công nhé !

Nguồn : Tổng Hợp.


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo