BỆNH ĐỐM MẮT CUA TRÊN RAU MÀU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Cây rau màu là tên gọi chung của các loại rau, củ, quả. Rau màu là nguồn thực phẩm phổ biến trong thực đơn hằng ngày, giúp đem lại những bữa ăn ngon và giá trị dinh dưỡng cần thiết. Là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Cũng giống như các nhóm cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rau màu cũng luôn phải đối mặt với tình trạng  nấm bệnh tấn công. Trong đó, bệnh đốm mắt cua là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm cho cây gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây trồng.

Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu và làm thế nào để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả. Mời bà con cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé !

1. Nguyên Nhân Và Điều Kiện Phát Sinh:

Bệnh đốm mắt cua hay còn có tên gọi khác là bệnh đốm nâu, do một loại nấm gây ra. Khi bệnh gây hại cho lá làm rụng lá không quang hợp được, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, dẫn đến cây còi cọc, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng. 

Vào mùa mưa, khi nhiệt độ từ 20 - 28 độ C và  ẩm độ cao là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Nấm có thể tồn tại trên tàn dư cây rau còn lại trên đồng ruộng và lan truyền bệnh qua vụ sau. 

Trên những ruộng trồng mật độ quá dày và bón dư phân đạm, bệnh dễ xuất hiện và lây lan với tốc độ nhanh.

2. Biểu Hiện Của Bệnh :

Bệnh đốm mắt cua tấn công trên lá. Bệnh xâm nhiễm trong mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lá cây.

Trên lá: Triệu chứng ban đầu là những chấm đen trên bề mặt lá như đầu kim, về sau loang dần ra phát triển thành các đốm lớn hơn và tối màu, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau thành những mảng lớn có thể gây thủng lá, gây rụng lá. 

 

 

3. Tác Hại Của Bệnh: 

- Bệnh đốm mắt cua gây đốm lá, rụng lá có thể lây lan bệnh cho cả vườn với tốc độ rất nhanh.

- Lá bị bệnh thủng, rụng nhiều làm giảm diện tích quang hợp dẫn đến cây còi cọc, giảm năng suất.

- Chúng lây lan bằng bào tử qua không khí, gió, nước mưa, nước tưới, côn trùng hay dụng cụ làm vườn.

 

 

4. Biện Pháp Phòng Trị: 

 - Trước khi trồng, cần cày, bừa, xới cho đất tơi xốp, bón vôi, phun thuốc trị các bệnh nấm, làm sạch cỏ dại, bón lót bằng phân chuồng đã ủ hoai mục. 

 - Sử dụng hạt giống chắc khỏe kháng bệnh hoặc đã được xử lý bằng các loại thuốc kháng nấm. 

 - Không sử dụng cây con đã nhiễm bệnh. Khi mua cây giống, cần chọn cây khỏe mạnh.

 - Nên trồng với khoảng cách cân đối tránh trồng với mật độ quá dày tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

 

 

 - Bón phân cân đối, ưu tiên bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục và phân hữu cơ vi sinh cho cây sinh trưởng tốt, khả năng kháng bệnh cao.

 - Tưới đủ nước, tỉa bỏ các lá bệnh và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau mỗi vụ. 

 - Khi phát hiện cây bị bệnh, nhanh chóng thu gom và tiêu hủy các bộ phận cây bị bệnh để hạn chế nguồn lây lan, đồng thời làm cho vườn thông thoáng và tiến hành phun thuốc phòng trừ. 

⇒ Nhà vườn có thể sử dụng 4 gói thuốc Trị Bệnh ( Thalonil 75WP ) kết hợp với 1 chai thuốc Phòng Bệnh ( Hakivil 5SC ) pha cho 500-600 lít nước để phun cho cây trồng. 

⇒ Khuyến cáo bà con nên phun thuốc khi bệnh mới chớm xuất hiện, phun khi sáng sớm hoặc chiều mát trong thời tiết không có gió. Đối với tình trạng nấm bệnh gây hại nặng nhà vườn có thể kết hợp với 1 chai tăng lực, khi phun thuốc sẽ dễ thấm sâu vào tế bào giúp việc phòng trừ nấm bệnh có hiệu quả hơn. 

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dân sữ dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính Chúc Bà Con Sức Khỏe và Bội Thu !

Nguồn : Thiên Hà WTO tổng hợp


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

 

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo