BÍ QUYẾT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG SAU KHI THU HOẠCH

Sầu riêng là loại cây ăn trái có mùi vị vô cùng thơm ngon và nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trái sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn sầu riêng giúp cơ thể có nguồn năng lượng tuyệt vời . Năng suất bình quân trong mỗi mùa vụ mà cây sầu riêng cho ra lên đến hàng chục tấn trên 1 ha, trái sầu riêng được xuất khẩu với số lượng lớn ra nước ngoài, mang về thu nhập giá trị rất cao cho người dân. Sau khi cây hoàn thành một mùa vụ thì việc phục hồi cho sầu riêng là vô cùng quan trọng, vì cây đã phải dốc toàn lực và dinh dưỡng để làm bông và nuôi trái trong suốt một thời gian dài, thế nên nhà vườn phải chú ý việc giúp cây phục hồi sức khỏe là vô cùng quan trọng cho cây. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho quý bà con kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch để cây có thể tiếp tục cho trái, đạt năng suất cao trong mùa vụ sau nhé !

Mục đích của việc chăm sóc sầu riêng sau khi thu hoạch là phục hồi sức khỏe, sự sinh trưởng của cây sầu riêng, kích thích cho cây đâm đọt, ra lá khỏe mạnh để nuôi hoa, trái trong mùa vụ kế tiếp.

 

 

Quy trình chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch như sau :

   - Thứ nhất cắt, tỉa cành, tạo tán :

      + Sau khi thu hoạch,trong thời gian nuôi trái cây trồng  mất rất nhiều dinh dưỡng, mất thể lực ( mất sức ), rễ yếu,  có thể bị suy cây Vì vậy bón phân  ngay sau khi thu hoạch có thể gây ngộ độc cho cây, thất thoát phân bón.

      + Nhà vườn nên cắt tỉa cành, tạo tán, tưới cải tạo đất với hữu cơ 1 để kích thích bộ rễ khỏe mạnh cung cấp vi sinh vật cho đất cây sẽ dễ hấp thụ dinh dưỡng hơn . Việc này nhằm kích thích cho cây sầu riêng tập trung ra đọt, giúp cây phát triển ổn định, phục hồi khả năng sinh trưởng và đạt hiệu quả đậu trái cao ở vụ mùa tiếp theo, bên cạnh đó còn giúp cho hoa được thụ phấn dễ dàng, cây hứng được nhiều ánh sáng, quang hợp tốt, giảm độ ẩm, hạn chế khả năng phát triển nấm bệnh,…

     + Quý nhà vườn nên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh tấn công; cành khô, ốm yếu, khả năng cho quả kém; cành che khuất ánh sáng; những cành mọc cách mặt đất từ 0,5 – 1 m cũng nên tỉa bỏ để hạn chế bệnh nứt thân xì mủ;… Sau khi đã cắt cành, tạo tán thì để lại những vết thương trên cây, những vết thương này là đường dẫn cho nấm bệnh và vi khuẩn, thế nên nhà vườn cần quét sơn, vôi, hoặc trừ nấm hoặc dùng băng keo nilong bịt vết cắt lại, sao cho vết thương không bị thấm nước.

     + Nên dọn dẹp, vệ sinh vườn sạch sẽ những cành, nhánh đã cắt để hạn chế mầm bệnh, dùng vôi bột pha với nước quét lên thân cây.

   - Thứ hai là cải tạo đất và sử dụng phân bón hữu cơ giúp dưỡng rễ, phục hồi cây:

     + Sau một mùa vụ mà nhà nông sử dụng rất nhiều phân bón, đặc biệt là 1 tháng trước khi thu hoạch . Cộng với việc xiết nước cuối thời điểm thu hoạch làm mặt đất khô, chai cứng, khả năng hấp thu nước kém . Do đó, bà con cần làm tơi xốp bề mặt đất để dung dịch phân bón đi sâu vào vùng rễ bên dưới, mang lại hiệu quả tối ưu. 

     + Quý bà con nên xới nhẹ bề mặt đất giúp đất thông thoáng; bón vôi cho đất có tác dụng làm đất giảm chua, khử khuẩn ,hạn chế ngộ độc sắt, nhôm, mangan cho cây, ức chế sự phát triển của nấm bệnh, cung cấp canxi cho cây…

     + Để phục hồi nhanh, yếu tố dinh dưỡng gần như là quan trọng nhất. Phân bón không chỉ giúp phục hồi cây mà còn là yếu tố quyết định đến năng suất vụ tiếp theo. Sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh vật, cải tạo đất để giúp đất phì nhiêu, màu mở, có đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng lượng vi sinh vật trong đất, cây dễ hấp thu chất dinh dưỡng, giúp cây phục hồi sức khỏe nhanh, tăng sức đề kháng, chống lại nấm bệnh và vi khuẩn tấn công,…

 

 

   - Thứ ba là quản lý nước tưới:

     + Tưới nước là điều kiện cần phải có trong quá trình chăm sóc sầu riêng. Nên tưới nước đầy đủ để hòa tan phân bón tốt giúp rễ cây dễ hấp thu, chú ý lượng nước tưới vừa đủ vào mùa khô và có nơi thoát nước vào mùa mưa. Tránh trường hợp ngập úng gây hại rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và sâu bệnh phát triển.

     + Không nên sử dụng nước nhiễm mặn để tưới cây cũng như chăm sóc sầu riêng. Nên ủ gốc, giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô,… hoặc giữ mực nước trong vườn ổn định từ 60 - 80cm trong suốt năm.

   - Thứ tư là xử lý và phòng trị nấm và sâu bệnh gây hại sầu riêng:

    + Xử lý nấm và sâu bệnh hại sau khi thu hoạch cực kỳ quan trọng. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của sầu riêng. 

    + Bà con nên thường xuyên thăm vườn, theo dõi tình hình phát triển của cây bởi vì sau một vụ mùa cây có đề kháng rất yếu, dễ mắc các loại bệnh, nên phun phòng các loại nấm trên thân, cành, lá cây; phòng trị một số loại bệnh thường gặp trên cây sầu riêng như là: bệnh thán thư, nấm hồng, thối gốc , nứt thân xì mủ,…; bên cạnh đó cũng nên phun phòng các loại côn trùng gây hại như rầy, nhện đỏ, bọ cánh cứng, bọ trĩ...

 

► Hy vọng những chia sẻ trên đã đem lại được những thông tin bổ ích cho bà con. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.

Kính Chúc Bà Con có một vụ mùa bội thu và trúng giá !

Nguồn : Thiên Hà WTO tổng hợp


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo