XANH CÂY, GIÀ LÁ NUÔI TRÁI SẦU RIÊNG

Hiện nay ngành nông nghiệp nước ta đang phát triển nhiều loại cây trồng, trong đó có cây sầu riêng hiện nay đang có diện tích luôn được mở rộng, và được săn đón nghiên cứu. Trên cây trồng chỉ có các bộ phận chính được phân bố như bộ rễ, thân có vai trò quan trọng ra thì bộ lá cũng giữ vai trò rất quan trọng. Nếu có bộ rễ khỏe và bộ lá của cây xanh tốt sẽ giúp cho cây sinh trưởng mạnh và quang hợp tốt, tổng hợp chất dinh dưỡng qua lá tốt hơn, từ đó cây sẽ ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao và năng suất, chất lượng của quả cũng cao hơn.

Lá cây là cơ quan chứa nhiều diệp lục, lá xanh, dinh dưỡng là cơ quan chính của sự quang hợp chủ yếu của cây xanh, cũng là bộ phận hô hấp. Bởi vậy, muốn cây quang hợp diễn ra tốt thì cần có biện pháp chăm sóc và bảo vệ lá cây. Để nhận biết được một cây đang khỏe mạnh, tươi tốt hay đang bị bệnh, suy yếu thì tất cả đầu thể hiện trên lá của cây.

Mời quý bà con theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách chăm sóc bộ lá của cây xanh tốt và khỏe mạnh để nuôi trái sầu riêng nhé !

 

 

Việc chăm sóc, nuôi dưỡng bộ lá sầu riêng đẹp, khỏe mạnh được xem như đã thành công một nửa trong việc chăm sóc cây sầu riêng. Lá sầu riêng thuộc nhóm lá rộng với mặt trên xanh thẫm (chứa nhiều chất diệp lục), còn mặt dưới lá có màu nâu.

Một năm cây sầu riêng ra rất nhiều đợt lá, trung bình 3 - 4 lần ở cây giai đoạn kiến thiết, ở những cây lâu năm quá trình này diễn ra chậm hơn, khoảng 1 – 2 lần trên năm.

Bà con có thể quan sát vào bộ lá cây để nhận biết đó có phải là một cây sầu riêng khoẻ mạnh hay không. Cây sầu riêng khoẻ mạnh thì lá to dày, xanh bóng, lá phủ đều các cành, tán lá mọc đều về các hướng tạo thành hình chóp, hình nón lá. Cây sầu riêng yếu sẽ có bộ lá kém phát triển, lá nhỏ không đều kích cỡ cành xơ xác rụng sạch lá, lá còn thì ngã vàng và dễ rụng.

 

 

Thông thường người nông dân chỉ chú tâm vào việc ra hoa đậu trái nhưng lại quên mất đi không có lá thì lấy đâu dinh dưỡng để nuôi quả. Bà con nên nhớ rằng lá cây sầu riêng chính là nguồn dinh dưỡng dự trữ để nuôi dưỡng quả. Cây hấp thu dinh dưỡng từ đất nước và không khí, di chuyển chia đều các tán lá, dự trữ trong lá và chồi non, đợi đến lúc cây ra hoa sẽ được chuyển đến phần hoa để nuôi trái.

Cách để cây sầu riêng có một bộ lá xanh dày :

  • Nhà vườn nên thăm vườn thường xuyên, chú ý quan sát những biểu hiện bất thường trên lá cây để có những biện pháp phòng trị bệnh cho cây kịp thời, tránh để cây bị bệnh quá nặng rồi mới bắt đầu phòng trị.
  • Nên cắt cỏ, dọn dẹp rác xung quanh vườn cây, nên giữ cho độ cao của cỏ khoảng 10 cm giúp bảo vệ đất, giữ độ ẩm do đất, tránh việc rễ cây bị ánh nắng chiếu trực tiếp lên lớp rễ màng trên mặt đất. Trong cỏ có chứa nhiều mầm bệnh, côn trùng gây hại và cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây, không nên để cỏ phát triển quá nhiều làm cây không đủ dinh dưỡng để nuôi lá.
  • Khi sử dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ làm cho đất bị bạc màu, khô cằn, không màu mỡ, không còn dinh dưỡng, độ pH trong đất giảm, không có chất dinh dưỡng tự nhiên và vi sinh vật có lợi không sống được, cây không đủ dinh dưỡng để nuôi tất cả các bộ phận của cây, rất dễ bị chết cây. Nên dùng các loại phân bó hữu cơ, vi lượng, cải tạo đất trồng, và các chất dinh dưỡng khác để bón cho cây. Điều này giúp bảo vệ hệ vi sinh vật đất, đất có nhiều dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt cho bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh, lá xanh tốt và dự trữ được nhiều dinh dưỡng để ra bông và nuôi trái đạt hiệu quả cao về lâu về dài.
  • Nên cắt tỉa cành, lá để đảm bảo sự thông thoáng cho cây, ánh nắng có thể chiếu đến toàn bộ lá của cây, cây hứng được nhiều ánh sáng thì lá mới quang hợp tốt. Cắt tỉa những cành lá bị bệnh, cành khô bị hoai mục, cành mọc chồng chéo nhau, cành cách mặt đất từ 0,5 – 1 m, cành lơi 1 gốc 45 độ…
  • Tùy vào điều kiện khí hậu, thời tiết, địa chất đất,…mà nhà vườn có cách tưới nước hợp lý cho cây. Tốt nhất là tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát. Điều này giúp cây hấp thụ nước tốt nhất, cây không bị sốc nhiệt đột ngột và giảm nguy cơ mất nước nhiều qua quá trình bốc hơi. Giữ độ ẩm cho vườn cây bằng cỏ khô, rơm rạ, vật liệu hữu cơ, tấm bạc,…Tránh tình trạng đất quá khô hoặc quá ướt trong một thời gian dài. Cần điều chỉnh lượng nước hợp lý khi thời tiết nắng nóng và mùa mưa hay trong vườn cây có độ ẩm cao.
  • Lá cây sầu riêng thường rất dễ bị bệnh và công trùng tấn công đặc biệt là trong điều kiện thời tiết thất thường, bảo vệ lá cây bằng cách phun phòng trị định kỳ cách loại nấm bệnh như thán thư, đốm mắt cua, nấm hồng... và một số côn trùng gây hại như bọ trĩ, nhện đỏ, rầy xanh,…
  • Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu để phát triển lá, chồi non phát triển kéo theo lá phát triển, bà con nên cung cấp đủ các chất dinh dưỡng để cây nuôi lá xanh , dày, tốt, chắc khỏe.

 

 

Quý bà con có thể sử dụng thuốc PHÒNG TRỊ BỆNH kết hợp với thuốc VI LƯỢNG VL1 pha cho 400 – 500 lít nước để phun cho cây giúp phòng ngừa sâu bệnh, tăng sức đề kháng cho cây, lá cây xanh mướt, chắc khỏe.

*** Khuyến khích quý nhà vườn nên làm theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách.

*** Quý bà con nên trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ trước khi phun xịt thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

► Hy vọng những chia sẻ trên đã đem lại được những thông tin bổ ích cho bà con. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.

Kính Chúc Bà Con có một vụ mùa bội thu và trúng giá !

Nguồn : Thiên Hà WTO tổng hợp


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo