Rong rêu bám trên thân cây trồng là hiện tượng phổ biến, xuất hiện rất nhiều trên những vườn cây lâu năm, vườn rậm rạp, không thông thoáng và xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Rong rêu không gây nhiều tác hại cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu rong rêu phát triển quá dày đặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và trao đổi chất của cây.
Rong rêu là loài thực vật thân mềm, không có rễ, sống chủ yếu bám và kí sinh vào thân cây, chúng không thể tự hút nước và cũng không cần đất để phát triển, thay vào đó, chúng sẽ hấp thu lượng nước cần thiết từ độ ẩm không khí , sương mù hoặc nước mưa.
Điều đặc biệt mà ít người biết đến đó chính là rêu có hạt giống. Hạt giống có kích thước rất nhỏ, chúng dễ dàng phân tán đi khắp nơi nhờ gió. Những khe hở, ngóc ngách của cây chính là nơi lý tưởng để hạt giống rêu trú ngụ và chờ điều kiện thuận lợi để nảy mầm và phát triển.
Ngoài việc tạo vẻ ngoài không đẹp mắt trên lớp vỏ cây trồng, rong rêu còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây nếu chúng mọc ký sinh trên thân cây quá dày và nhiều. Do đó, việc tẩy rong rêu trên thân cây trồng là rất cần thiết.
Nguyên nhân xuất hiện rong rêu trên cây trồng
Chúng ta thường bắt gặp rong rêu trong những ngày mưa kéo dài khi đất và không khí ẩm ướt, tuy nhiên rong rêu được hình thành trên gốc, thân, cành cây qua nhiều nguyên nhân gián tiếp khác nhau trong quá trình canh tác, trồng trọt.
Vườn sử dụng nhiều phân bón lá
Vườn sử dụng nhiều phân bón lá, đặc biệt phân có hàm lượng đạm cao tạo điều kiện cho rong rêu phát triển nhiều. Khi bón phân bón, gốc dư đạm sẽ tạo điều kiện cho rong rêu xuất hiện trên nền đất. Đối với vườn cây ăn trái trồng rậm rạp, không có ánh sáng, ánh nắng chiếu vào nhiều sẽ làm cho độ ẩm trong vườn tăng, đây chính là môi trường yêu thích để rong rêu sinh trưởng và phát triển. Rong sẽ đi từ phần rễ, gốc đi lên thân, cành sau đó loan đến nhánh.
Vườn cây bị bệnh bị suy
Khi cây trồng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng sẽ làm cho cây trồng kém phát triển. Đây là cơ hội để cho rong rêu, địa y, nấm ký sinh vào cây trồng. Từ đây chúng ta có thể hiểu rằng, việc rong rêu mọc nhiều trên cây cũng phản ánh vấn đề dinh dưỡng của cây và bộ rễ.
Vườn ít chăm sóc
Vườn cây ít được chăm sóc, không được cắt tỉa cành thường xuyên sẽ khiến vườn không thông thoáng, nắng không thể chiếu vào làm độ ẩm tăng, cây không có điều kiện quang hợp tốt, khiến cho rong rêu hình thành. Ngoài ra, việc không dọn dẹp lá rụng, tàn dư dưới đất, dưới gốc cây cũng tạo điều kiện cho độ ẩm tăng cao, đặc biệt là vào những ngày mưa, khiến rong rêu dễ hình thành, bám quanh gốc và trên nền đất.
Đất pH thấp, đất bạc màu
Độ pH trong đất cũng quyết định đến việc xuất hiện rong rêu. Độ pH đất thấp và đất bạc màu là môi trường thích hợp để rong rêu phát sinh và phát triển.
Tác hại của rong rêu
Rong rêu gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất dinh dưỡng và sự tăng trưởng, phát triển của cây.
Chúng không hút dinh dưỡng của cây nhưng chúng bó chặt cây trồng khiến cây suy yếu, khô cành, gãy cành. Dẫn đến cây yếu dần và lụi tàn.
Rong rêu làm độ ẩm tăng tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, sinh trưởng, ảnh hưởng đến bông và trái.
Rong rêu là nơi giữ lại bào tử nấm, mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh và côn trùng chích hút lưu trú.
Rong rêu còn gây khó khăn trong quá trình thu hoạch trái vào mùa mưa bởi những cành có rong bám thường rất trơn trượt , giảm sự bám dính.
Biện pháp phòng trừ
Đối với vườn cây trồng việc tẩy rong rêu sẽ giúp cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đầy đủ sức đề kháng để chống lại các loại bệnh hại và côn trùng.
Để phòng trừ và tẩy rong rêu trên thân cây bà con nên:
Đảm bảo việc thoát nước cho cây trồng trong vườn như đào rãnh, mương hoặc đắp mô. Tránh để vườn cây bị ứ động nước.
Thường xuyên vệ sinh và dọn dẹp vườn để giúp vườn luôn được thông thoáng. Cắt tỉa cành già yếu, sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá, cành nhỏ li ti không cần thiết và không có khả năng cho trái. Để giúp cho ánh sáng cho thể chiếu vào toàn bộ thân cây qua các kẽ lá.
Trồng cây với khoảng cách hợp lý, tránh trồng cây với mật độ dày để vườn có đủ ánh sáng. Trong vườn nên để cỏ che phủ với độ cao vừa phải.
Nên sử dụng các loại phân cải tạo đất, phân hữu cơ, phân vi sinh,… để tăng dưỡng chất và tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất, để đất được phì nhiêu, màu mở. Giúp cây tăng sức đề kháng chống lại nấm bệnh và côn trùng gây hại.
Bà con có thể dùng vôi để quét lên thân, cành cây là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của rong rêu, côn trùng, nấm mốc và một số loại bệnh gây hại đến sức khỏe của cây.
Quý bà con có thể sử dụng 4-5 gói thuốc TRỊ BỆNH kết hợp với 1 chai thuốc SẠCH BỆNH pha với 400 – 450 lít nước để giúp ngăn ngừa rong rêu bám lên các bộ phận của cây. Để việc phòng trừ rong rêu có hiệu quả hơn nhà vườn có thể kết hợp thêm với 1 chai THẤM SÂU để giúp cây nhanh chóng hấp thụ thuốc, hạn chế bị mưa rửa trôi và bóc hơi.
Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
► Hy vọng những chia sẻ trên đã đem lại được những thông tin bổ ích cho bà con. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.
Kính Chúc Bà Con có một vụ mùa bội thu và trúng giá !
Nguồn : Thiên Hà WTO tổng hợp
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
Hotline: 0785.288.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO