Trong thời gian gần đây, cây mít đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân. Mít được yêu thích bởi có mùi thơm đặc trưng và độ ngon ngọt, mềm giòn cuốn hút vị giác tự nhiên. Mít là loại cây dễ trồng, có khả năng thích nghi tốt, nhẹ chi phí đầu tư và ít tốn công chăm sóc nên diện tích trồng mít ngày càng tăng. Tuy nhiên, trên cây mít thường hay xuất hiện chứng bệnh xơ đen khiến nhiều nhà vườn đau đầu. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng trị bệnh xơ đen của mít trong bài viết sau đây nhé !
Bệnh xơ đen ở mít là do vi khuẩn gây ra và thường xuất hiện vào mùa mưa, mùa khô tương đối ít. Hiện tượng xơ đen xuất hiện phổ biến trên cây mít làm cho trái méo mó, xơ và múi không đạt chuẩn vị, làm giảm chất lượng và độ ngọt của trái gây thiệt hại về kinh tế cho nhà vườn.
Nguyên nhân mít bị xơ đen:
1. Vi khuẩn :
- Vi khuẩn và nấm xâm nhập là nguyên nhân gây hại mạnh trên trái mít trong mùa mưa, đặc biệt xảy ra khi hình thành hoa cái đang trong giai đoạn thụ phấn.
- Vi khuẩn và nấm xâm nhập thông qua các vết thương hở trên cây và trái. Vi khuẩn xâm nhập vào trái thông qua nước mưa theo hai con đường chính: thứ nhất là qua hoa cái mở ra để nhận phấn, vi khuẩn xâm nhập vào trái thông qua vòi nhụy và đến bầu noãn. Con đường thứ hai là qua những khoảng hở trên trái. Tuy nhiên, tác nhân chính vẫn là vi khuẩn.
2. Mất cân bằng dinh dưỡng :
- Mất cân bằng dinh dưỡng cũng góp phần vào sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm vào trái mít.
- Tình trạng xơ mít bị đen cũng là do cây mít bị thiếu canxi. Lượng mưa lớn liên tục, đặc biệt là trong mùa mưa, làm cho đất bị thiếu canxi. Kết quả là cây mít không hấp thụ được canxi. Lúc này, xơ mít sẽ bắt đầu chuyển sang màu đen và dính vào mít làm múi đen theo. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng mít.
- Sử dụng phân hóa học trong thời gian dài cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của cây và làm mất cân bằng hệ vi sinh có lợi trong đất, từ đó làm cho bệnh trở nên khó phòng trị hơn.
3. Không canh tác đúng cách :
- Canh tác không đúng cách như bón phân không cân đối, tưới nước không hợp lý. Trồng mít với mật độ quá dày và không cắt tỉa cành thường xuyên làm tăng độ ẩm trong vườn, tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh.
Biểu hiện:
- Biểu hiện bên ngoài của trái bị bệnh không có dấu hiệu gì khác so với những trái bình thường. Tuy nhiên phần cuống bên trong trái xuất hiện màu nâu đen, chạy dọc theo mạch dẫn truyền.
- Phần cuống trái xuất hiện những đốm có màu nâu nhạt và lan ra dần, sần sùi khi bệnh chuyển nặng.
- Trên bề mặt xơ có những đốm nâu, nâu đen. Khi bệnh nặng các xơ và múi gần như dính chặt lại với nhau.
Tác hại:
- Trái mít bị nhiễm bệnh xơ đen bị giảm độ ngọt, hình dáng xấu xí, bệnh thường có tốc độ lây lan nhanh qua những trái khác trong vườn. Do đó, nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời có thể gây thiệt hại nặng nề về năng xuất lẫn kinh tế cho bà con nông dân. Nếu bệnh không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách bệnh sẽ tái đi tái lại thường xuyên .
- Những trái mít xơ đen thường không được mang đi tiêu thụ dẫn đến kinh tế của bà con bị tổn thất.
Biện pháp phòng trừ:
- Chọn giống cây khỏe và sạch bệnh. Chú ý thăm vườn kiểm tra bệnh đặc biệt vào mùa mưa.
- Trồng cây với mật độ hợp lí không trồng với mật độ quá dày để giúp cây có đủ không gian thông thoáng để sinh trưởng và phát triển, hạn chế sự phát triển của nấm bệnh và côn trùng gây hại.
- Cắt tỉa cành già yếu, cành sâu bệnh, cành nằm khuất trong thân để giúp ánh sáng có thể chiếu vào toàn bộ thân cây, giúp làm giảm độ ẩm trong vườn hạn chế nấm bệnh phát triển và tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Cắt tỉa trái méo mó, dị dạng, trái không đạt chất lượng.
- Tưới nước hợp lý cho cây với lượng nước vừa đủ tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong thời gian dài, nên đào rãnh thoát nước cho vườn vào mùa mưa để hạn chế tình trạng ngập úng.
- Đảm bảo cung cấp đủ canxi và dinh dưỡng cho cây mít để tăng cường sức khỏe cây và khả năng chống lại sâu bệnh hại.
- Hạn chế sử dụng phân bón hóa học, bà con nên sử dụng phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Bà con có thể sử dụng 4 gói thuốc TRỊ BỆNH kết hợp với 1 gói thuốc PHÒNG TRỊ BỆNH pha cho 500 lít nước để phun cho cây.
- Sau khi phun thuốc từ 10-15 ngày bà con có thể sử dụng xô HỮU CƠ 1 và HỮU CƠ VI LƯỢNG để tưới cho cây trong quá trình cung cấp dinh dưỡng nuôi trái.
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
Nguồn : Thiên Hà WTO tổng hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
Hotline: 0785.288.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Giang Thanh