Trong quá trình canh tác sầu riêng, ngoài kỹ thuật chăm sóc tốt cho cây thì nhà vườn cũng nên lưu ý đến việc chăm sóc đất. Bởi đất trồng giữ vai trò rất quan trọng và gắn liền với sự sinh trưởng của cây, đất có phì nhiêu, màu mỡ thì cây mới có thể phát triển tốt cho năng suất cao và ngược lại. Đất là môi trường cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây từ giai đoạn cây con đến trưởng thành. Đồng thời, nhờ đất mà cây có thể đứng vững, không bị đổ ngã. Ngoài ra, đất còn là môi trường sống của các vi sinh vật có lợi ký sinh trong lòng đất, hệ vi sinh vật giúp ức chế tác nhân gây bệnh hại, giúp cây trao đổi chất dinh dưỡng từ ngay trong đất để rễ hấp thụ tốt và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi sinh sống trong lòng đất, các vi sinh vật tạo ra mùn cho đất, làm cho đất phì nhiêu, tơi xốp và cung cấp các dưỡng chất cần thiết thông qua quá trình phân giải giúp cho cây phát triển tốt. Do đó, việc tăng cường hệ vi sinh vật trong đất là rất cần thiết để nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu về vi sinh vật có lợi cho cây sầu riêng trong bài viết hôm nay nhé !
1. Đặc điểm của hệ vi sinh vật :
- Vi sinh vật có kích thước nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng, khả năng kích ứng mạnh, đa dạng chủng loại và phân bố rộng.
- Hệ vi sinh vật có vai trò quan trọng trong cải thiện cấu trúc đất, phân giải các chất hữu cơ trong đất, chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng, giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tiêu cho cây hấp thụ. Chúng giúp phân hủy các chất hữu cơ, xác động thực vật, tiết ra dưỡng chất cần thiết cho cây. Bên cạnh đó còn cung cấp chất dinh dưỡng, tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi cho cây, giúp làm tơi đất; cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cung cấp cho cây sầu riêng phát triển tốt,…
2. Hiện trạng mất dần hệ vi sinh vật :
- Hiện nay, hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất đang dần ít đi, cạn kiệt. Điều này thể hiện rõ qua việc đất trồng giảm dần khả năng hấp thụ cũng như chuyển hóa các chất được cung cấp vào. Tình trạng đất thoái hóa, giữ nước kém, bạc màu, độ tơi xốp giảm và pH đất mất cân bằng xảy ra ngày càng phổ biến.
- Môi trường đất ngày càng bị thoái hóa dẫn tới các loài vi sinh vật có lợi trong đất ngày một mất dần. Sử dụng quá nhiều loại thuốc và phân bón hóa học trong thời gian dài làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm bệnh, vi sinh vật có hại phát triển dẫn đến hiện tượng cây còi cọc chậm phát triển, tuyến trùng xâm nhập gây hại cho rễ, thối rễ.
- Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, canh tác không đúng cách, không có quy trình nhất định , phân bón có tính nóng bón cho cây sầu riêng, kết quả là làm cho môi trường sống của hệ vi sinh vật có lợi trong đất trồng bị thu hẹp và mất đi một lượng lớn hệ vi sinh vật, đất bị ô nhiễm, khô cằn do nắng nóng kéo dài hoặc đất bị ngập úng nước qúa lâu, không còn phì nhiêu, mất cân bằng do bón phân …
- Ngoài ra nền đất trồng sầu riêng không được che phủ bởi cỏ, vật liệu hữu cơ, rơm rạ… nên bị xói mòn vào mùa mưa, vào mùa nắng thì ánh nắng gắt chiếu trực tiếp lên mặt đất sẽ làm đất quá nóng… làm ảnh hưởng rất lớn đến vi sinh vật có lợi trong vườn cây.
- Bên cạnh đó thì khí hậu khắc nghiệt, nắng khô hạn hán, ngập lụt, đất và nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn cũng làm cho vườn sầu riêng dần mất đi hệ vi sinh vật, khiến vườn cây bị thiếu dinh dưỡng, cây suy yếu, năng suất thấp.
- Những tác đông của thời tiết như nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, đất bị ngập úng, đất và nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn cũng gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất.
- Ngoài ra, đất trồng sầu riêng không có độ che phủ bởi cỏ, vật liệu hữu cơ thì ánh nắng sẽ chiếu trực tiếp lên đất, làm đất bị nóng đồng thời gây ảnh hưởng đến vi sinh vật trong đất, khi số lượng vi sinh vật bị giảm súc đất sẽ trở nên khô cằn, thoái hóa và gây ảnh hưởng đến cây trồng.
3. Giải pháp cải thiện hệ vi sinh vật :
- Che phủ mặt đất trong vườn sầu riêng bằng thảm thực vật hoặc các vật liệu che phủ như rơm rạ, lục bình, cỏ khô,… để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp xuống đất giúp bảo vệ mặt đất, giảm sự thoát hơi nước, duy trì độ ẩm, giúp bảo vệ hệ sinh vật trong đất, các vật liệu che phủ là nơi trú ẩn và là nguồn cung cấp thức ăn cho hệ vi sinh vật đất.
- Trồng xen các loại cây họ đậu, hoa dã quỳ, cỏ sả lá lớn,… để hỗ trợ sự phát triển của các loài sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, cố định Nitơ tự nhiên cung cấp cho cây trồng.
- Không sử dụng phân bón hóa học, nhà vườn nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh để để bón cho cây. Giúp tạo môi trừng thuận lợi cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển, chuyển hóa dinh dưỡng cung cấp cho cây, giúp cây xanh khỏe, tăng sức đề kháng.
- Sử dụng xô HỮU CƠ VI SINH, HỮU CƠ 1 nhằm bổ sung dưỡng chất cho vườn cây sầu riêng, tăng vi sinh vật có lợi cho đất, canh tác lâu ngày cộng với việc sử dụng chất hóa học làm cho môi trường đất dần mất đi hệ vi sinh vật có lợi. Vì vậy bổ sung lại nguồn vi sinh vật đất là rất quan trọng.
- Bà con có thể sử dụng phân bón CẢI TẠO ĐẤT giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiều, làm đất tơi xốp tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Phân bón VI SINH 1L/ 5L giúp bảo vệ và tăng số lượng vi sinh vật trong đất, bảo vệ nền đất và bộ rễ của cây sầu riêng.
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý Bà con nhà vườn có một vụ mùa năng suất và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
Hotline: 0785.288.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Giang Thanh