PHÒNG TRỊ RẦY CHỔNG CÁNH TRÊN CÂY CÓ MÚI

Vào mùa mưa, giai đoạn cây phát triển xanh tốt ra nhiều đọt non là thời điểm các họ cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi,… bắt đầu ra đọt non, đây là lúc rầy chổng cánh bắt đầu xuất hiện và gây hại, đây được xem là đối tượng gây hại nguy hiểm, chúng không chỉ chích hút nhựa và dinh dưỡng từ các bộ phận làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, mà chúng còn là đối tượng trung gian lan truyền bệnh vàng lá gân xanh cho cây và các nấm bệnh. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của rầy chổng cánh và cách phòng trị mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé !

 

 

1. Đặc điểm của rầy chổng cánh :

Vòng đời của rầy chổng cánh kéo dài từ 28-32 ngày bao gồm 3 giai đoạn : trứng, ấu trùng, rầy trưởng thành.

- Trứng: Có màu vàng, hình trái lê, dài khoảng 0,3mm, phía trên nhọn tạo thành một cuốn nhỏ rất đặc biệt, thường được đẻ thành chùm ở trong nách lá hoặc trên lá các chồi lá non.

- Ấu trùng: Có kích thước rất nhỏ, hình bầu dục dẹp, mới nở có màu vàng tươi. Tuổi lớn có màu xanh lục và dần chuyển sang nâu vàng. Sống và gây hại theo cụm.

- Trưởng thành: Thân dài từ 2,5 - 3 mm, nâu xám, cánh có màu nâu đen ánh vàng, phần giữa cánh trong suốt, cánh dài có màu nâu xen kẽ vệt trắng chạy từ đầu đến cuối cánh, chân có màu xám nâu, lúc đậu cánh và bụng nhô cao hơn khỏi đầu. Đầu nhọn màu nâu nhạt. Mắt có màu đỏ. Râu đầu ngắn có 5 đốt, đốt cuối râu đầu có màu đen. Bụng con cái sắp đẻ có màu hồng.

- Rầy chổng cánh sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ khi nhiệt độ từ 28-30oC, độ ẩm 80-85%. Ngoài ra chúng có thể thích nghi trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, rầy trưởng thành có thể tồn tại được ở nhiệt độ lạnh âm 4oC hoặc cả vùng khí hậu nóng và khô.

- Sau vũ hóa 4-5 ngày, trưởng thành bắt cặp. Trứng được đẻ vào ban ngày, con cái đẻ khoảng 200-800 trứng. Trứng nở sau 2 – 11 ngày tùy mùa và nhiệt độ thời tiết.

2. Biểu biện gây hại :

- Rầy cái đẻ trứng thành từng cụm trên các đọt non khi chưa có lá. Sâu non lúc đầu sống tập trung thành cụm, tiết ra các sợi mốc màu trắng, di chuyển chậm chạp.

- Ấu và thành trùng chích hút dinh dưỡng từ các bộ phận của cây như chồi non, đọt non và lá non làm phiến lá nhỏ, lá nổi u sần từng cục, cong queo, méo mó, mất diệp lục và xoăn, là trung gian gây hại giúp nấm bệnh dễ tấn công gây hại trên cây, đọt non lụi dần, sần sùi.

- Chất thải của rầy chổng cánh tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm khả năng quang hợp và trao đổi chất do diện tích tiếp xúc với ánh mặt trời giảm.

- Quả non những quả bị gây hại sẽ bị chậm lớn, có kích thước nhỏ so với bình thường, làm giảm chất lượng trái , giảm giá trị thương phẩm ngoài thị trường.

- Rầy chổng cánh còn là tác nhân chính lan truyền bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi.

- Rầy chổng cánh xuất hiện trên cây trồng khi cây có chồi non, nếu ký chủ chính như cam, quýt, bưởi,… không có chồi non thì rầy sẽ di chuyển sang ký chủ phụ như nguyệt quế, cần thăng để duy trì mật số.

 

3. Biện pháp phòng trừ :

- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện và gây hại của rầy chổng cánh để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Bón phân và phun xịt phòng ngừa hợp lý giúp điều khiển các đợt ra đọt non tập trung để quản lý sự xuất hiện của rầy và dễ dàng phòng trị hơn.

- Cắt tỉa cành để giúp vườn được thông thoáng, cắt bỏ những cành, lá bị rầy chổng cánh tấn công và mang đi tiêu hủy để tránh sự lây lan.

- Sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh để bón cho cây, giúp cung cấp chất dinh dưỡng, cây xanh, khỏe, tăng sức đề kháng chống lại sâu bệnh hại.

- Không nên trồng các loại cây hấp dẫn rầy chổng cánh như nguyệt quế, cần thăng, kim quýt gần vườn cây có múi.

- Tạo điều kiện cho thiên địch trong vườn phát triển như kiến vàng, các loại ong ký sinh, bọ rùa và một số loại nhện trong vườn để giúp làm giảm mật độ rầy.

 Ngoài ra, nhà vườn có thể sử dụng 2 gói thuốc RẦY SỐ 1 kết hợp với 1 chai thuốc SÂU A SINH HỌC pha cho 400 - 450 lít nước để phun cho cây.

► Do rầy chổng cánh khó tiêu diệt vì chúng có sức đề kháng cao và di chuyển theo chiều gió, bà con nên phun thuốc 2 lần để đạt được hiệu quả. Bà con có thể sử dụng 2 gói thuốc RẦY SỐ 2 kết hợp với 1 chai thuốc SÂU E SINH HỌC pha cho 400 - 450 lít nước để phun lần 2. Vào mùa mưa bà con nên phun thuốc lần 2 cách lần phun trước đó 7 ngày, nếu mùa nắng nên phun sau 10-12 ngày.

► Thuốc có tính mát nên nhà vườn có thể pha chung với phân bón lá hoặc thuốc bệnh để giúp tiết kiệm chi phí và thời gian phun xịt.

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý Bà con nhà vườn có một vụ mùa năng suất và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo