BỆNH SƯƠNG MAI TRÊN CÂY TRỒNG

Trong quá trình trồng trọt rau màu bà con phải đối mặt với nhiều loại bệnh trong đó có bệnh sương mai, bệnh sương mai là một trong những bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng và có tốc độ lây lan nhanh chóng, sức tàn phá vô cùng nhanh và nguy hiểm. Vào những ngày trời vào Thu Đông, Đông Xuân thời tiết mưa kéo dài, mưa phùn se lạnh, đêm lạnh, sương muối, trời âm u nhiệt độ giảm xuống còn 20 – 230C, là điều kiện thuận lợi cho bệnh sương mai bùng phát mạnh trên cây họ bầu bí phát sinh và phát triển. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

 

 

1. Đặc điểm của bệnh :

  • Bệnh do nấm gây ra phát triển trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, độ ẩm > 80%. Nhiệt độ tốt nhất cho nấm phát triển là từ 20 – 22ºC, tối thiểu 10 – 13º C.
  • Chúng tồn tại ngay trên tàn dư của cây. Đầu tiên bệnh phá hại ở lá, rồi đến thân và củ hoặc trái.
  • Bào tử từ bộ phận trên mặt đất, khi tưới nước bào tử nấm sẽ theo nước tiếp xúc với củ qua vết thương, mắt củ.
  • Trước khi trồng, vườn không được vệ sinh tàn dư cây vụ trước, hoặc đất sau thu hoạch không được xử lý mà tiếp tục gieo giống xuống trồng tiếp vụ mới.
  • Trồng cây ở mật độ rậm rạp, gieo trồng giống bị nhiễm bệnh.
  • Bón phân không cân đối, dư đạm nhưng thiếu vi lượng làm cây yếu nên sức đề kháng kém.
  • Quản lý nước không tốt, tưới nước quá nhiều làm cho vườn thường xuyên bị quá ẩm thấp.
  • Bệnh lây lan qua dụng cụ làm vườn.
  • Bệnh gây hại từ thời kỳ ra hoa, đậu quả đến khi thu hoạch, nhưng nguy hiểm hơn cả là thời kỳ ra hoa kết quả. Trời âm u, ẩm độ cao, mưa phùn thuận lợi cho bệnh phát sinh nhanh và gây hại mạnh.
  • Bệnh gây hại chủ yếu trong thời gian cây ra hoa và đậu trái. Bệnh có thể gây rụng hoa rụng quả hàng loạt. Bệnh tiếp tục gây hại trong thời kỳ thu hoạch gây khó khăn cho việc bảo quản và vận chuyển đi tiêu thụ.

2. Biểu hiện của bệnh:

Trên lá:

  • Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phận của cây nhưng chủ yếu là ở lá.
  • Khi cây bị nấm bệnh sương mai tấn công, ở mặt trên và mặt dưới của lá thường xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng hoặc hơi xám tùy loại thân chủ mà nấm gây bệnh. Sau đó chúng chuyển sang màu nâu, bệnh gây hại từ mép lá trước lan rộng ra chạy dọc đến phần gân lá. Vết bệnh có hình thù bất định, thường là hình đa giác. Mặt dưới của lá, bệnh nặng vết bệnh xuất hiện có những lớp mốc màu trắng xám như sương ở mặt dưới lá xung quanh vùng bệnh.
  • Bệnh nặng, nhiều vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy và rụng sớm. Gặp mưa hoặc sương mù nhiều tạo ẩm ướt, chỗ bị bệnh có thể bị thối nhũn. Bệnh sẽ lây lan rất nhanh, nếu bị hại nặng, nhiều vết bệnh liên kết lên từng mảng làm cho lá bị vàng, khô cháy. Sau đó, bệnh có thể lây lan sang cả thân, cành và hoa trái.

Trên thân, cành:

  • Vết bệnh trên thân cành không đều, có màu nâu, thâm đen. Bệnh có thể lan rộng xung quanh và kéo dài dọc theo thân, cành, cuống lá.
  • Vết bệnh hơi lõm sâu, bọc quanh từng đoạn thân, cành. Từ đó, thân cành tóp nhỏ lại, thối mềm và dễ gãy.
  • Trên họ hành tỏi : vết bệnh lúc đầu là vết loang mày xanh trong , sau đó bệnh nặng cây khô úa với tốc độ nhanh có thể loang ra cả ruộng với tốc độ loang theo chiều gió.

Trên trái : trái thường bị úng ở phần nửa trên của trái, vết bệnh là những đốm ướt, xanh xám đến nâu sẫm, cứng và nhanh .

3. Tác hại :

Nấm bệnh hút chất dinh dưỡng từ cây nên khiến cây bị lùn, cây phát triển còi cọc, và cho năng suất kém. Khi cây bị nhiễm bệnh nặng có thể chết. Bệnh nặng sẽ dẫn đến cây bị chết, gây ra thiệt hại về năng xuất ảnh hưởng đến kinh tế người dân nặng nề.

4. Biện pháp phòng trị bệnh :

- Thường xuyên  kiểm tra phát hiện bệnh kịp thời. 

- Thường xuyên tỉa nhánh, bấm ngọn, tỉa các lá già, lá che khuất, lá bị bệnh không còn khả năng quang hợp và tiêu hủy tạo độ thông thoáng và giảm sự lan truyền nấm bệnh.

- Tăng cường sử dụng phân chuồng hoai mục, đã qua xử lý, phân hữu cơ vi sinh, bón cân đối đạm, lân, kali.

- Trồng cây khỏe, mật độ hợp lý.

- Vệ sinh , xử lý đất và tiêu hủy tàn dư bệnh hại trên ruộng, vườn trước khi gieo trồng.

- Chọn giống tốt, khỏe.

- Lên luống cao và tưới tiêu nước hợp lý để vườn không bị ẩm thấp, đọng nước thường xuyên. 

- Bón phân bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng để giúp tăng sức đề kháng của cây.

- Khi phát hiện cây bị bệnh nhổ bỏ cây tiêu hủy tránh lây lan sang những cây khác.

► Ngoài ra bà con có thể sử dụng: 1 GÓI PHÒNG TRỊ BỆNH kết hợp 1 CHAI PHÒNG BỆNH pha 400 – 500 lít nước phun cho cây.

*** Khuyến khích nhà vườn theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chuẩn bị dụng cụ phun và trang bị dụng cụ bảo hộ

Kính chúc quý Bà con nhà vườn có một vụ mùa năng suất và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo