BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI HIỆU QUẢ

Trong canh tác nông nghiệp, ngoài các loại sâu bệnh hại, người canh tác còn quan ngại nhất với cỏ dại. Cỏ dại có thể gây hại cho cây trồng bằng cách cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng và nước. Vào thời tiết đầu mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ phát triển, ảnh hưởng nhiều đến vườn cây của người nông dân. Để hiểu rõ hơn về cỏ và biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả, mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé !

 

 

1. Phân loại cỏ dại :

1.1. Theo điều kiện sống :

Đó là sự phân loại dựa vào điều kiện sinh sống của cây cỏ như cỏ chịu hạn, chịu mặn, ưa nước, chịu phèn,…

1.2. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng (chu kỳ sống): Có hai nhóm cỏ là hàng niên và đa niên.

- Cỏ hàng niên: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến nảy mầm ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng. Ví dụ như cỏ chác, cỏ lác, lồng vực, đuôi phụng,…

- Cỏ lâu niên: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó diệt vì có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh. Ví dụ như cỏ tranh, cỏ cú, cỏ gấu....

1.3. Phân loại theo hình thái: Cỏ lá hẹp (còn gọi là cỏ một lá mầm) và cỏ lá rộng (còn gọi là cỏ hai lá mầm)

- Cỏ một lá mầm: có những đặc tính chung là lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, ăn nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính hơi khác như cỏ cói lác lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn. Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc; hoặc một số khác có lá mọc thành 3 hàng dọc theo thân, thân thường cứng và có 3 cạnh: Cỏ cháo, cỏ chác, lác vuông, lác hến, cỏ năng…

- Cỏ hai lá mầm: có những đặc tính chung là thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm; rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài. Cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền…

1.4. Phân loại theo đặc điểm thực vật:

- Nhóm cỏ hoà bản: cỏ có bản lá hẹp, dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là rễ chùm, ăn nông. Một số loại thuộc nhóm hòa bản: Cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, cỏ chỉ, cỏ mần trầu, cỏ gà, cỏ cú …

- Nhóm cỏ chác lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc. Một số loại thuộc nhóm chác lác: Cỏ chác, cỏ lác rận u du), lác vuông, lác hến, cỏ năng, …

- Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau. Một số loại thuộc nhóm lá rộng: Cỏ xà bông, rau mương, rau mác bao, rau bợ, cỏ vẩy ốc, cỏ đồng tiền, …

2. Khả năng gây hại của cỏ dại :

- Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất, phẩm chất nông sản thấp.

- Là ký chủ của sâu bệnh: Các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.

- Làm tăng chi phí sản xuất: như tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất…

3. Biện pháp quản lý cỏ hiệu quả :

- Thu gom sạch sẽ cỏ dại trước khi làm đất đưa ra khỏi vườn, đốt tiêu hủy.

- Không để cỏ tạo hạt trên ruộng: Điều này giúp ngăn ngừa cỏ dại lan rộng qua hạt.

- Sử dụng giống không lẫn hạt cỏ: Chọn giống cây trồng sạch để tránh việc hạt cỏ dại xâm nhập.

- Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng: Đảm bảo nông cụ không mang hạt cỏ dại vào ruộng.

- Dùng phân hữu cơ đã hoai ủ: Phân hữu cơ giúp cải thiện chất đất và giảm khả năng phát triển của cỏ dại.

- Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng: Lưới chắn giúp ngăn hạt cỏ dại từ nước vào ruộng.

- Nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp: Nhổ cỏ thường xuyên và duy trì độ ẩm đất để hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

► Ngoài ra, bà con có thể dùng thuốc Diệt Cỏ Rồng Lửa pha 200 - 220 lít nước để phun diệt trừ cỏ hiệu quả hơn.

*** Khuyến khích nhà vườn theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Chuẩn bị dụng cụ phun và trang bị dụng cụ bảo hộ khi dùng thuốc.

Kính chúc quý Bà con nhà vườn có một vụ mùa năng suất và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo