SÂU XANH DA LÁNG GÂY HẠI TRÊN CÂY TRỒNG

Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp đang phát triển vượt bậc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Góp phần tăng trưởng kinh tế  và còn mang lại thu nhập cao cho người trồng, để cây trồng đạt năng suất là cả quá trình chăm sóc nhưng bên cạnh đó gặp không ít khó khăn về phòng trừ dịch hại và đối tượng quan trọng là sâu xanh da láng gây hại nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của lá, phát triển của cây và năng suất vụ mùa. Để phòng tránh kịp thời và tránh loại sâu bệnh hại này phá hoại mùa màng mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !

1. Đặc điểm hình thái :

- Vào các ngày nắng nóng, tháng khô hạn là thời điểm sâu gây hại mạnh nhất.

- Sâu xanh da láng là một loài sâu gây hại đa thực gây hại rất nhiều loại cây trồng, vòng đời của sâu gồm 30 – 35 ngày và 4 giai đoạn: Trứng – Ấu Trùng – Nhộng – Thành trùng. Con cái có thể đẻ từ 300 – 600 trứng, đẻ từng ổ trên lá từ giữa lá đến ngọn lá, mỗi ổ từ 20 – 30 trứng.

  • Trứng: trứng được đẻ thành từng cụm, nằm ở mặt dưới của lá nhìn từ trên xuống sẽ thấy có hình tròn, khi nhìn phía trên sẽ thấy trứng hơi có đỉnh, thuôn và nhỏ, có màu xanh lục đến màu trắng và được bao phủ bởi 1 lớp tơ mỏng màu trắng, khi thời tiết ấm áp trứng sẽ nở 5– 6 ngày.

- Sâu con :

  • Có màu xanh bóng, sâu lớn chuyển sang màu xanh vàng, nhẵn bóng, ít lông tơ, trên lưng có 5 sọc, có bộ hàm rất khỏe để ăn thịt lá, có rất nhiều chân để di chuyển nhanh, sâu có đẫy sức dài 12-15 mm. Sâu hóa nhộng trong đất, chúng thường chui vào tàn dư hoặc lá khô để hoá nhộng, sâu thường hoạt động về đêm. Khi nắng nóng chúng sẽ chui xuống đất, giai đoạn này sâu gây hại bằng cách ăn thịt lá làm lá dần biến mất, lụi tàn, giảm khả năng quang hợp .
  • Nhộng: Nhộng có màu vàng nâu, được bao bộc bên ngoài lớp vỏ sừng rất chắc chắn để bảo vệ ấu trùng, nằm trong đất và dài khoảng 15 - 20 mm.
  • Thành trùng ( bướm ): có màu xám nâu ,có hai chấm đen phần đuôi cánh, chiều dài thân từ 7-10 mm, sải cánh rộng từ 20-25 mm. Đầu màu xám, mang nhiều lông. Cánh trước màu xám hơi ngả nâu, thon dài, hình tam giác, góc cánh hơi bầu, có nhiều vân. Cánh sau là cánh màng, màu xám trắng, càng ra cạnh ngoài cánh các gân có màu đậm, kế đó là một đường viền màu nâu đậm, ngoài cùng là rìa lông trắng, có hai râu xám trên đầu và hai mắt màu đen.

2. Cách gây hại :

  • Sâu gây hại mạnh vào ban đêm, ban ngày khi nắng nóng thường chui xuống đất để lẫn trốn sự phát hiện. Chúng cạp những mô diệp lục lá từ bên trong, lá bị cạp thủng lỗ, gãy gập, đứt ngọn dẫn đến lá mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp .
  • Khi còn nhỏ chúng gặm phần biểu bì khiến lá xuất hiện các dạng màng mỏng loang lỗ, có thể thấy rõ gân lá.
  • Khi đã lớn, chúng phát triển răng cắn khuyết lá, ngọn non và cả hoa.
  • Sâu gây hại nặng nhất trên cây hành và các cây họ đậu…
  • Khi mật số sâu nhiều sẽ  sâu ăn trụi cả lá, cuống và trái non.

Sâu có tập quán nhả tơ buông mình xuống đất khi bị động.   

3. Hậu quả:

  • Cây bị mất lá, mất ngọn non, một phần nhỏ nào đó trên hoa và trái non... những phần sâu tấn công. Sâu tấn công đến đâu ăn trực tiếp đến đó.
  • Ảnh hưởng khả năng quang hợp làm cây bị còi cọc.
  • Lá loang lỗ, xấu xí và mất thẩm mỹ, giảm số lượng và chất lượng rõ rệt.
  • Những cây non, sâu xanh da láng có thể ăn trụi sạch lá và cây khiến cây chết khô dần dần.
  • Giảm giá trị kinh tế vốn có của quả, khó bán ra ngoài thị trường.

4. Biện pháp phòng trị bệnh:

  • Thăm vườn thường xuyên, để phát hiện và phòng tránh kịp thời.
  • Ngắt bỏ, tiêu hủy các lá bị hại, đưa các ổ trứng sâu ra khỏi vườn cây.
  • Trồng cây với mật độ thích hợp, không quá dày hoặc quá thưa.
  • Vệ sinh đồng ruộng, vườn cây sau thu hoạch, dọn sạch tàn dư thực vật.
  • Bón phân cân đối, tránh thừa đạm. 
  • Canh tác xen lúa với cây khác để tiêu diệt nhộng sâu ẩn trong đất.
  • Chọn giống khỏe mạnh, sạch bệnh.
  • Hạn chế dùng các loại phân bón hóa học, dùng phân thuốc có tính nóng.
  • Tưới nước bón phân hợp lý.
  • Bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại như: nhện, ong ký sinh bằng cách hạn chế sử dụng thuốc hoá học hoặc chỉ dùng khi mật độ sâu quá cao.

Bà  con có thể sử dụng các loại thuốc có các hoạt chất như:  Pyridaben , Imidacloprid, Abamectin có công dụng tác động lên hệ thần kinh của côn trùng làm gián đoạn hệ thống thần kinh, côn trùng ngừng ăn và cuối cùng sẽ không còn khả năng gây hại.

► Ngoài ra, bà con có thể sử dụng 1 chai SÂU NHỆN + SÂU RẦY pha 400- 450 lít nước phun trừ sâu xanh da láng.

***Khuyến khích nhà vườn theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

- Chuẩn bị dụng cụ phun và trang bị dụng cụ bảo hộ

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn có một vụ mùa năng suất và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo