SÂU XÁM GÂY HẠI CÂY TRỒNG

Bên cạnh điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì các đối tượng dịch hại cũng là một trong những tác nhân trong việc gây tổn thất mùa vụ của bà con. Các loại côn trùng gây hại luôn là nỗi lo lắng của bà con bởi chúng xuất hiện trong suốt quá trình canh tác. Trong đó, sâu xám là loại côn trùng gây hại nguy hiểm. Chúng xuất hiện và gây hại phổ biến trên các loại cây trồng như ngô, cây họ đậu, họ bầu bí và các loại rau,..... Chúng có khả năng sinh sản cao và thường gây hại vào giai đoạn cây con, gây thiệt hại nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, thậm chí là ăn sạch luôn lá, ngọn và cả cây. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu về sâu xám gây hại cây trồng trong bài viết sau đây nhé !

1. Đặc điểm của sâu xám :

Vòng đời của sâu xám từ 50-60 ngày trải qua 4 giai đoạn gồm trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.

- Trưởng thành có kích thước dài khoảng 16-23 mm, sải cánh rộng khoảng 42-54 mm, cơ thể có lông và phấn màu nâu hoặc xám. Trên đầu có hai râu dài. Cánh trước màu xám đen với ba chấm đen hình tam giác ở góc ngoài. Cánh sau màu trắng với mép ngoài màu nâu xám nhạt, có 4 chân, 2 chân trước và 2 chân sau.

- Trứng có hình cầu, kích thước khoảng 0,5 mm, mới đẻ có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang màu hồng, sắp nở có màu nâu.

- Sâu non có 5 tuổi màu xám hoặc đen bóng, kích thước 37-47 mm, có các đốm đen và kẻ sọc hoặc nâu trên thân, mỗi một đốm đen trên thân là một chi, các chi giúp sâu di chuyển hoạt động gây hại, có lông tơ rất mỏng và thưa trên thân ,có bộ răng hàm khoẻ có thể ăn mất một lá sau một đêm. Khi đến thời điểm hóa bướm chúng chui xuống đất sâu từ 2-5 cm để làm nhộng.

- Nhộng dài khoảng 18-24 mm, màu cánh gián, được bao bọc bên ngoài lớp vỏ sừng cứng cáp để bảo vệ sâu non, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Trên thân nhộng được chia thành 4 đốt khoang nhỏ và một khoang to có cánh.

2. Đặc điểm gây hại :

Con trưởng thành là loài côn trùng sinh sản bằng cách giao phối và đẻ trứng vào ban đêm, hút mật hoa có mùi chua ngọt. Số lượng trứng mỗi lần đẻ của bướm cái rất nhiều, khoảng 800-1000 quả, trứng thường đẻ rải rác trên mặt đất hoặc lá cây.

Ban ngày, con non ẩn nấp trong đất hoặc dưới lá cây để tránh kẻ thù. Ban đêm, chúng lên cây để ăn lá non hoặc cắn thân cây non. Chúng có thể cắn đứt ngang thân cây hoặc đục vào thân cây làm cây héo dần, dẫn đến suy cây làm giảm mật độ cây trồng trong vườn.

Sâu xám thường phát sinh ở những vùng có đất nhẹ, đất cát và thời tiết ẩm ,ướt, lạnh. Sâu có tính giả chết khi bị quấy rầy. Khi sâu trưởng thành, chúng sẽ hoá nhộng trong đất. Sâu bướm gây hại nhiều nhất cho cây trồng vào vụ đông xuân và vụ xuân ở các tỉnh phía Bắc.

3. Tác hại :

Sâu xám tấn công mạnh nhất vào giai đoạn cây con, cây lá lụa gây ra tình trạng hỏng cây, hủy hoại các mầm non và gây suy yếu cho cây, thậm chí là mất luôn cả cây.

Sâu ăn lá gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây từ đó cây trở nên suy yếu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Đối với cây bắp sâu xám có thể gây hại đến bông, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn từ đó ảnh hưởng đến năng suất của cây.

4. Biện pháp phòng trừ :

- Lựa chọn giống cây trồng khỏe, sạch bệnh.

- Ruộng vườn cần được dọn dẹp, xử lý cỏ dại, tiêu hủy tàn dư thực vật, cày bừa, phơi ải đất, bón vôi xử lý đất để tránh trứng và sâu non tồn tại trong đất trước khi trồng vụ mới.

- Trồng cây với mật độ phù hợp, không trồng với mật độ quá dày tránh cho vườn rậm rạp, độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

- Thường xuyên thăm vườn đặc biệt là vào mùa mưa để phát hiện sớm sự xuất hiện sâu và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Thường xuyên cắt tỉa cành, cắt tỉa cành già yếu, cành sâu bệnh, cành nằm sát mặt đất để tránh lây lan sâu bệnh hại, tạo độ thông thoáng cho vườn, cây có đủ không gian để sinh trưởng và phát triển tốt.

- Tưới nước hợp lý cho cây, tránh để đất quá khô hay quá ướt trong thời gian dài, hạn chế nước đọng quá nhiều tại vùng gốc cây.

- Bón phân cân đối cho cây, bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để bón cho cây, giúp cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cây xanh khỏe, tăng sức đề kháng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thiên địch trong vườn như: Nhện, bọ rùa, ong ký sinh

- Sử dụng bẫy chua ngọt để thu bắt sâu trưởng thành.

- Phun thuốc để phòng trừ sâu xám. Bà con có thể sử dụng 1 chai thuốc SÂU A SINH HỌC kết hợp với 2 gói RẦY SỐ 1 pha 400 - 450 lít nước để phun cho cây.

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

 

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo