ỐC SÊN GÂY HẠI CÂY TRỒNG

Mỗi lần thăm vườn, vào mùa mưa ẩm ướt bà con nhà vườn lại phải đau đầu vì vấn nạn ốc sên gây hại cho cây trồng. Trời mưa giúp cây cối xanh tốt đâm chồi nảy lộc, đây cũng là lúc thu hút các loài ốc sên. Vì đặc thù của ốc sên rất thích ăn cây còn nhỏ và non. Những vườn cây xanh mướt nhưng lại đầy lỗ chi chít do ốc sên tàn phá. Bà con tìm đủ mọi cách để tiêu diệt nhưng chỉ sau vài ngày chúng lại xuất hiện. Đặc biệt khi mùa mưa đến gần, thời tiết, không khí độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho chúng tấn công. Hiểu được vấn đề đó, Thiên Hà WTO xin kính mời quý nhà vườn tìm hiểu thêm về loại ốc sên và giải pháp giúp giải quyết ốc sên nhanh chóng trong bài viết dưới đây nhé !

 

1. Đặc điểm của ốc sên :

  • Ốc sên được biết đến là một loài động vật thân mềm, là loài động vật không sương sống, sống ở rất nhiều nơi, với sự đa dạng về chủng loại, song song cùng tập tính hoạt động gây hại vào ban đêm, ban ngày tìm nơi ẩn nấp, phá đêm ngủ ngày nên bà con rất khó kiểm soát trong vấn đề phòng ngừa ốc sên tấn công cây trồng.
  • Thường sinh sống và phát triển mạnh ở điều kiện vườn cây có độ ẩm cao, khi mưa nhiều, ẩm ướt, chúng ở trong bóng râm, trong hốc cây, kẹt kẽ kín đáo, những nơi tối vào ban ngày chúng sẽ chui vào các nơi nhỏ khó có thể nhìn thấy phát hiện ra chúng, sau đó chờ đêm xuống ốc sên sẽ chui ra để ăn, cắn phá lá non, đọt non, các bộ phận non trên cây trồng.
  • Đầu có 2 xúc tu (râu), có hai mắt nhưng chúng cảm nhận chủ yếu bằng mùi hương, toàn thân liền trоng vỏ bao bọc bởi một lớp nhầy. Vỏ ngoài bao quanh ốc sên rất to, dày, cứng cáp, tùy vào điều kiện môi trường, vỏ và thân của ốc sên sẽ có màu sắc khác nhau.
  • Những nơi ốc sên di chuyển qua đều để lại chất nhờn. Chất nhờn này giúp cho ốc sên được giữ ẩm khi băng qua các bề mặt khô ráp và bảo vệ chúng khỏi bị cắt bởi các vật sắc nhọn.
  • Sau khi ốc sên giao phối thì mỗi con có thể đẻ từ 100 – 500 trứng, chúng có thể đẻ nhiều lần mà không cần giao phối lại. Trứng ốc sên nhỏ, được đẻ thành ổ, có màu trắng đục hay hơi ngã vàng.

2. Đặc điểm gây hại cho cây trồng :

  • Chúng gây hại cho nhiều loại cây, hầu như trên tất cả các loại cây, đặc biệt là các bộ phận non của cây, cắn đứt các rễ non, ăn chồi non từ đó làm cho cây lụi tàn các lá non, đọt non, các bộ phận non trên cây dẫn đến chậm phát triển, suy yếu, tạo điều kiện cho các loại bệnh tấn công vào cây thông qua các vết thương.
  • Vào lúc chiều tối, chúng xuất hiện và cắn phá cây trồng. Nó ăn cành cây, hoa và quả mọng, đặc biệt là các phần non, mềm. Chúng phát triển mạnh trong mùa mưa, độ ẩm cao hoặc khi vườn tược được tưới nước thường xuyên trong mùa khô.
  • Biểu hiện rõ nhất mỗi khi có ốc sên xuất hiện là quan sát thấy những lỗ to, xù xì trên lá cây, lá hoặc đọt non biến mất sau một đêm, kể cả cây con cũng có thể bị ốc ăn sạch .
  • Ngoài ra, khi nhìn thấy những vệt chất nhầy do ốc sên tạo ra thì cần phải kiểm tra vườn để không có nhiều thiệt hại xảy ra.
  • Thời điểm mùa mưa sẽ đánh thức sự phát triển và sinh sôi nảy nở của ốc sên, chỉ cần một trận mưa đầu mùa chúng sẽ hoành hành phá hoại mùa màng. Thức ăn ưa thích của ốc sên là những loại lá non mềm.
  • Bởi vì ốc sên chủ yếu xuất hiện vào buổi tối, khi màn đêm buông xuống thì việc quan sát vườn cây của bà con nông dân cũng bị hạn chế nên rất khó kiểm soát ốc sên trong vườn.

3. Biện pháp phòng trừ :

  • Ốc sên có khả năng sinh sản nhanh chóng và tạo ra một quần thể đông đúc. Nếu không kiểm soát, chúng có thể lan rộng và xâm chiếm không chỉ một khu vực nhất định, mà còn lan sang các khu vực lân cận.
  • Nên cắt tỉa cành, tạo tán, cắt tỉa bỏ những bộ phận bị bệnh, cành cây ốm yếu, li ti, không có khả năng cho trái, cành lơi 1 góc 45 độ, cành nằm sát mặt đất… để vườn cây được thông thoáng, cây hứng được nhiều ánh sáng, quang hợp tốt, hạn chế độ ẩm cao, um tùm hay có quá nhiều bóng mát, cây tập trung nuôi các bộ phận khỏe mạnh…
  • Thường xuyên thăm vườn, dọn rác, tàn dư trên mặt đất, khi mùa mưa đến nên cắt cỏ sát xuống mặt đất… giúp vườn cây sạch sẽ, hạn chế mầm bệnh tồn tại trong vườn, vườn cây không bị ẩm ướt cao…
  • Tưới nước cho cây trồng với lượng nước thích hợp, chú ý lượng nước tưới vào mùa mưa, không nên tưới quá nhiều nước trong 1 lần, không để vườn cây quá khô hạn hay quá dư nước… cây sẽ dễ bị suy kiệt và bị nhiều loại côn trùng, nấm bệnh tấn công.
  • Không nên lạm dụng phân thuốc hóa học hay thuốc có tính nóng để bón cho cây cũng như tiêu diệt ốc sên vì có thể gây ra tác dụng phụ cho đất và cây trồng như cây sốc thuốc, yếu ớt, đất bạc màu, kém dinh dưỡng, giun đất và sinh vật đất k phát triển được…
  • Nên dùng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, cải tạo đất trồng… để cung cấp cho cây các dưỡng chất cần thiết, cây sẽ được xanh tốt và khỏe mạnh.
  • Có thể nghiền tỏi thành bột hay dùng bột cà phê hoặc bột ớt rải quanh vườn cây trồng, dùng một lượng nhỏ muối rải quanh vườn (dùng nhiều rất có hại cho cây trồng và đất), có thể dùng vỏ trứng rồi đập vụn ra sau đó rải quanh cây trồng. Trồng các loại cây xua đuổi ốc sên quanh vườn như cây dâm bụt, bạc hà, hương thảo, đỗ quyên, rau mùi, húng quế…
  • Dùng thiên địch để tiêu diệt ốc sên như ếch, nhái, cóc, vịt…

Kính chúc Bà con nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu !

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo