TUYẾN TRÙNG RỄ GÂY HẠI CHO CÂY TRỒNG

Việt Nam là một trong những nước cung ứng lượng trái cây lớn nhất trên thế giới, với phần lớn trái cây được trồng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm được xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn, đem lại thu nhập cao cho người trồng. Để mỗi mùa vụ thu về lợi nhuận cao là rất khó vì cây trồng hay mắc phải nhiều loại bệnh, côn trùng, nấm khuẩn tấn công. Trong đó có bệnh tuyến trùng gây hại cho rễ cây, đã gây hại lớn đến sự phát triển của cây. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu rõ hơn về bệnh tuyến trùng gây hại cho rễ của cây sầu riêng và cách phòng trị bệnh này trong bài viết sau đây nhé !

 

 

Tuyến trùng rễ là động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Kích thước của chúng nhỏ hơn 1 mm và chỉ có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Tuyến trùng sống và phát triển ở nhiều môi trường khác nhau.

Tuyến trùng rễ phá hủy hệ thống rễ và các mô tế bào, làm rễ cây bị tổn thương, phù rễ, gây tắt nghẽn mạch, rễ cây phình to, bơm độc tố vào rễ rồi tạo ra các nối u sần, khiến cho cây suy yếu, thối rễ, cây không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng và nước, không đủ dinh dưỡng để ra hoa, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái.

Bệnh lan rộng trong môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao, đặc biệt là trong mùa mưa, qua các vết thương trên rễ hoặc thông qua các tổn thương do sâu bệnh hoặc côn trùng gây ra. Đất chưa xử lý tốt, bị nhiễm trùng và nấm khuẩn có hại, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, dùng phân đạm không đúng cách, có thể làm nứt thân , xì mủ, nứt rễ và mở đường cho tuyến trùng tấn công.

Có 3 hình thức ký sinh của tuyến trùng rễ :

  • Nội sinh: tuyến trùng chui vào rễ rồi chích hút các tế bào bên trong của rễ cây, khiến cho các tế bào bị tắt nghẽn dẫn đến trương phình, phù to, vón cục tròn tạo thành các nốt sần trên rễ.
  • Ngoại sinh: tuyến trùng tồn tại bên ngoài của rễ, ở trong môi trường đất và nước. Khi thời điểm cần thiết, tuyến trùng sẽ dùng kim chích vào rễ nhưng không chui vào bên trong tế bào rễ.
  • Bán nội sinh: tuyến trùng này sẽ chui một nửa vào trong rễ cây, một nửa còn lại ở bên ngoài môi trường và tạo ra các nốt sần ở trên rễ cây.

Triệu chứng gây hại của tuyến trùng :

- Biểu hiện trên thân cây :

Cây bị còi cọc, cây có dáng thon phía trên và hẹp dần hơn ở phía dưới, việc này ảnh hưởng lớn đến khả năng chống chịu của cây, cây rất dễ bị đổ ngã, thân cây công vênh.

Nhánh có độ phân lóng ngắn, khoảng cách giữa các nút lá trên nhánh gần nhau hơn so với bình thường.

- Biểu hiện trên lá : 

Cây bị nhiễm tuyến trùng rễ sẽ có lá bị biến dạng, méo mó và thay đổi màu sắc. Lá có thể bị co lại, ngả vàng, biến thành hình dạng không đều. Và có thể có các vết đốm màu nâu, đỏ hoặc đen. Lá của cây dễ bị khô, rụng sớm, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp.

- Biểu hiện trên bộ rễ :

Rễ của cây bị nhiễm tuyến trùng rễ sẽ bị thối. Thường có màu đen hoặc nâu, mất đi tính đàn hồi và có mùi hôi khó chịu. Rễ cây mất đi tính liên kết với thân cây, gây ra sự phân tách và mất điểm tựa, rễ không bám vào đất, cây trở nên dễ bị đổ bởi môi trường.

Cách khắc phục :

  • Tưới nước cho cây vừa đủ và đúng thời điểm, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong thời gian dài. Chú ý lượng nước tưới mùa mưa, không để vườn có ẩm cao. Cây được trồng trong môi trường thoáng mát, khoảng cách trồng hợp lý.

  • Cần bảo vệ rễ và thân cây khỏi sự tấn công của các loại động vật và côn trùng, kiểm tra và xử lý kịp thời các triệu chứng bệnh trên rễ và thân cây.
  • Không lạm dụng phân hóa học, đặc biệt là phân có hàm lượng đạm cao. Phân đạm có thể làm suy yếu cấu trúc của cây và làm tăng nguy cơ nứt cây, tách rễ. Dùng phân hữu cơ cho cây trồng, rải tuyến trùng định kỳ, rải voi và xử lý đất trước khi trồng cây.
  • Thăm vườn thường xuyên, cần dọn dẹp vườn, cỏ, tàn dư quanh vườn cây để tạo môi trường sạch sẽ. Những chất thải này có thể làm ẩm mốc và làm tăng nguồn lây bệnh.
  • Có thể trồng xen một số loại cây như : cây họ đậu, rễ cây ruốc cá, cây cúc vạn thọ,… cách này giúp giảm mật độ của tuyến trùng rễ và giảm áp lực bệnh cho cây sầu riêng.

Quý nhà vườn có thể sử dụng thuốc TUYẾN TRÙNG F1 cho vườn cây để phòng trị tuyến trùng gây hại cho rễ của cây trước và trong mùa mưa. Quý nhà nông có thể sử dụng phân bón CẢI TẠO ĐẤT kết hợp với 1 xô HỮU CƠ 1 để giúp cải tạo đất trồng, cung cấp dinh dưỡng cho cây.

*** Khuyến khích quý nhà vườn làm theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách.

*** Quý bà con nên trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ trước khi phun xịt thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Kính chúc Bà con nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu !

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Giang Thanh

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo