CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ SAU THU HOẠCH

Sau khi hoàn thành mỗi mùa vụ, cây cà phê đã mang về thu nhập, kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình canh tác cà phê, Sau mỗi vụ cho trái, cây cà phê đã mất rất nhiều sức, vì cây đã dồn hết sức lực để nuôi trái, nên vì lí do đó cây cần thời gian để phục hồi và tập trung dinh dưỡng cho quá trình ổn định sức khỏe và cân bằng sinh trưởng, để chuẩn bị tập trung phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả cho vụ mùa tiếp theo. Để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, phát triển ổn định, cho năng suất, chất lượng cà phê trong vụ mùa tiếp theo được cao, hôm nay Thiên Hà WTO xin kính mời quý bà con nhà nông cùng theo dõi bài viết để biết được chiến lược chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch .

 

1. Cắt, tỉa cành và vệ sinh vườn:

Sau thu hoạch, quý nhà vườn nên tiến hành vệ sinh vườn bằng cách cắt, phát cỏ, sau đó tiến hành cắt tỉa cành, tạo lại tán cho cây cà phê là điều quan trọng, nên tiến hành từ 15-20 ngày sau thu hoạch. Việc tỉa cành, tạo tán cần tiến hành nhanh, đúng kỹ thuật, nên cắt tỉa bỏ các cành già cỗi, cành nhỏ li ti, cành mọc sát mặt đất, cành khô, cành mỏ vịt, cành tổ quạ, cành còi cọc không phát triển, không cho năng suất, cành bị sâu bệnh hại, cành vượt mọc trên tán sau thu hoạch, cành mọc trong tán bị che không nhận được ánh sáng mặt trời…việc cắt tỉa nên sử dụng kéo sắt, cưa, cần được thực hiện một cách dứt khoát và cẩn thận tránh làm dập, không làm xước tưa đầu vết cắt tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Thu gom cỏ và tàn dư, các cành, rác trong vườn đem tiêu hủy, cho vườn luôn sạch sẽ thông thoáng nấm bệnh và côn trùng gây hại sẽ không còn nơi trú ngụ gây hại.

 Giúp cây tập trung dồn các dinh dưỡng nuôi các bộ phận còn lại khỏe mạnh, các bộ phận của cây đều hứng được ánh sáng; xác định vị trí cắt tỉa hợp lý để cây có được bộ tán cân đối, cây tập trung dinh dưỡng nuôi hoa và quả..

 

2. Tưới nước:

Sau thu hoạch là giai đoạn mùa khô cây cà phê cần nước, vì vậy cần xác định đúng thời điểm, lượng nước, chu kỳ, phương pháp tưới phù hợp để đảm bảo cho cây nở hoa đồng loạt, tăng tỉ lệ đậu trái và đạt năng suất cao cho vụ tiếp theo. Chú ý lượng nước tưới, không nên để đất quá khô hay qua ướt trong 1 thời gian dài, không nên tưới quá nhiều nước trong 1 lần, tùy vào từng vùng miền và khí hậu mà có lượng nước tưới hợp lý. Tiến hành tưới phun áp lực cao để rửa trôi các mầm bệnh như rong rêu, thán thư, nấm hồng, rầy, rệp… đeo bám trên cây.

3. Bón phân:

Để phục hồi nhanh, yếu tố dinh dưỡng gần như là quan trọng nhất. Phân bón không chỉ giúp phục hồi cây mà còn là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến năng suất vụ tiếp theo.

Quý nhà vườn nên dùng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, cải tạo đất, phân chuồng ủ hoai mục… để cung cấp nhiều dưỡng chất cho đất, đất màu mỡ, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, tạo môi trường sống cho lượng vi sinh vật có lợi phát triển, nhiều chất tạo mùn và dưỡng chất để nuôi cây, pH đất được ổn định, cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, xanh tốt. Tuy nhiên, sau thu hoạch là thời kỳ mùa khô, do đó để cây hấp thụ tốt lượng dinh dưỡng từ phân bón, sau khi bón phân cần tưới nước ướt đẫm, giữ ẩm độ trong đất cao. Để đạt được các nguyên lý trên Quý bà con có thể tham khảo dòng sản phẩm như 1 xô HỮU CƠ VI LƯỢNG + 10 kg CẢI TẠO ĐẤT pha 10.000 lít nước tưới đều cho các cây.

4. Phòng trừ bệnh cho cây:

Xử lý nấm và sâu bệnh hại sau khi thu hoạch cực kỳ quan trọng. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và năng suất của cây. Bà con nên thường xuyên thăm vườn, theo dõi tình hình phát triển của cây bởi vì sau một vụ mùa cây có đề kháng rất yếu, dễ mắc các loại bệnh, nên phun phòng các loại nấm trên thân, cành, lá cây.

Quý nhà vườn nên xới nhẹ lớp đất quanh phần gốc cây để rễ cây được thông thoáng, hạn chế bị bó chặt, tiến hành bón vôi hay dùng thuốc có chứa hoạt chất TRICHODERMA để rãi cho vườn cây, nhằm ổn định pH, sát khuẩn, khử chua, giảm độ mặn, hạ phèn trong đất, tiêu diệt các bào tử nấm bệnh và ấu trùng gây hại cho cây trong đất, khử khuẩn, dùng thuốc chứa hoạt chất CARTAP HYDROCHLORIDE để rãi cho vườn cây tiêu diệt tuyến trùng.

Cần chú ý phòng trừ các loại nấm bệnh trên cây như là bệnh rỉ sắt, đốm lá mắt cua, thán thư, nấm hồng… bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất như: DIMETHOMORPH, MANCOZEB, HEXACONAZOLE, CHLOROTHALONIL… Ngoài ra thì quý bà con cũng nên đặc biệt lưu ý phòng trừ các loại côn trùng gây hại tấn côn cây cà phê như: rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, sâu, rầy… bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất như: ABAMECTIN, ACETAMIPRID, BUPROFEZIN, IMIDACLOPRID,…việc chăm sóc và phục hồi cây cà phê sau thu hoạch rất quan trọng. Quý bà con chú ý và quan tâm đặc biệt đến vườn cây ở giai đoạn này. Vì cây khỏe thì năng suất mới cao, vụ mùa bội thu đem lại nguồn kinh tế vui cho mọi nhà.

Nhà nông nên sử dụng các loại phân thuốc có nguồn gốc, rõ ràng, dùng thuốc sinh học có tính mát để phun cho cây, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

CÔNG TY CP XNK THIÊN HÀ WTO️ 

Địa chỉ: Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Hồng Xuyên

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo