BỆNH THÁN THƯ TRÊN RAU MÀU

Rau được biết là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho người sử dụng. Nước ta nhờ có điều kiện thuận lợi nên đã trồng được nhiều loại rau màu và sau mỗi mùa vụ đã mang về thu nhập cho nhiều hộ nông dân canh tác. Hiện nay đang bước vào thời điểm chuyển giao mùa, từ mùa nắng sang mùa mưa, đã làm cho vườn rau trở nên xanh tươi hơn, tuy nhiên khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao lại là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh phát triển và gây hại mạnh trong vườn rau. Trong đó có bệnh thán thư là bệnh hại thường gặp trên các loại rau màu, bệnh có tốc độ lây lan nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nông sản. Xin mời quý nhà vườn cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay để biết thêm về bệnh thán thư.

 

Tác nhân gây bệnh thán thư:

Bệnh thán thư trên cây trồng do nấm gây ra, được xem là một loài nấm đa thực. Loài này gây hại không chỉ trên rau màu mà còn trên nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh,...

Nấm có khả năng tồn tại bên trong đất, hạt giống, tàn dư cây bệnh. Nấm có thể lây lan từ cây này sang cây khác thông quá con đường nước mưa, nước tưới, gió, đất.

Bệnh xuất hiện và gây hại mạnh vào điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ từ 30 – 34 độ C, sau đó trời bắt đầu xuất hiện những cơn mưa, mưa nhiều, độ ẩm của đất và trong không khí cao.

Bệnh có thể xuất hiện ở những vườn chăm sóc kém, trồng với mật độ dày, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, thiếu vi lượng

Khi nấm xâm nhập và gây hại, toàn bộ thân, lá và quả của cây trồng đều chịu tác động và thiệt hại nặng nề, gây ra hiện tượng lá khô rụng, cành héo úa và quả thối hỏng.

Biểu hiện bệnh:

  • Trên lá:

Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ hoặc không có hình dạng nhất định, có màu nâu nhạt. Sau đó vết này chuyển sang màu nâu đậm với viền đỏ hoặc quầng vàng lan rộng xung quanh. 

Đặc điểm phân biệt và nhận biết rõ nhất của vết bệnh là sự xuất hiện của nhiều vòng đồng tâm trên bề mặt vết bệnh. Nếu thời tiết ẩm trên vết bệnh xuất hiện một lớp mốc màu hồng. Bệnh gây hại nặng các vết bệnh liên kết với nhau thành những hình dạng bất định dẫn đến lá khô và rách.

  • Trên thân:

Ban đầu những vết bệnh có kích thước nhỏ có màu màu nâu sau đó các vết này lớn dần, lan rộng trên thân và chuyển sang màu xám đen, lõm dần vào bên trong. Thân cây bị nứt, khô lại, chết dần.

  • Trên quả:

Các vết bệnh có dạng hình tròn, màu nâu đen, với đường kính khoảng 2-4mm, lõm vào vỏ và được bao quanh bởi đường viền màu vàng nâu. 

Khi bệnh trở nặng, các vết bệnh có thể liên kết với nhau, tạo thành các vết loét to xâm nhập sâu vào thịt bên trong vỏ.

Các vết bệnh trên trái khô dần, làm cho trái bị thối, bệnh lây lan nhanh nên có thể dẫn đến trái trong vườn bị thối hàng loạt.

Hậu quả:

Nấm tấn công sẽ gây tổn thương cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của vườn rau.

Bệnh tấn công làm lá khô cháy, thân cây khô héo, gãy, thối quả hàng loạt, mất giá trị kinh tế dẫn đến khó tiêu thụ hoặc nghiêm trọng hơn là không thể tiêu thụ được.

Bệnh khi xuất hiện trên cây nhỏ có thể khiến cây chết sớm, cây trường thành có dấu hiệu còi cọc, chậm ra hoa, tỉ lệ đậu quả ít và quả kém chất lượng.

Không phòng ngừa kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của vườn rau.

Biện pháp phòng trừ bệnh:

Trước khi bắt đầu vụ mùa mới cần vệ sinh vườn, tiêu hủy tàn dư cây trồng từ mùa vụ trước, dùng vôi hay các loại phân thuốc chứa Trichoderma để tưới cho cây nhằm tiêu diệt các loại nấm bệnh tồn tại trong đất.

Chọn giống cây trồng khỏe mạnh, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện tại nơi trồng.

Có biện pháp canh tác, kỹ thuật chăm sóc hợp lý, không trồng cây trong vườn quá dày để cây có không gian sinh trưởng và phát triển tốt.

Thăm vườn thường xuyên để theo dõi tình hình phát triển và bệnh hại xuất hiện trên vườn rau, cắt tỉa bỏ những bộ phận bị bệnh và các bộ phận thừa… để cây phát triển và nuôi tốt các bộ phận khỏe mạnh.

Cắt cỏ, dọn sạch rác, tàn dư trên mặt đất, không để vườn cây quá ẩm ướt, um tùm, rậm rạp, đảm bảo cho ánh sáng chiếu được đến tất cả các bộ phận của cây…

Cần có quy trình tưới nước hợp lý, không nên tưới quá nhiều nước trong 1 lần, không để vườn cây quá khô hay quá ướt trong thời gian dài, nên có rãnh thoát nước trong vườn để tránh ứ đọng nước, dùng màng phủ nông nghiệp hay vật liệu hữu cơ để phủ lên vườn cây, tránh cỏ phát triển mạnh trong vườn và các dưỡng chất trong đất bị nước mưa rửa trôi.

Không nên lạm dụng phân thuốc hóa học, nên dùng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, vi lượng, cải tạo đất trồng… để đất trồng cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng, vi sinh vật có lợi trong đất phát triển, pH đất được ổn định, cây xanh tốt, khỏe mạnh, đề kháng cao…

Nên phun phòng trừ nấm bệnh và côn trùng gây hại cho vườn cây định kỳ, không nên để bệnh quá nặng rồi mới bắt đầu trị.

Quý bà con có thể sử dụng 2 gói TRỊ BỆNH kết hợp với 1 gói PHÒNG TRỊ BỆNH, pha với 500-600 lít nước phun cho cây để phòng trị bệnh thán thư trên cây rau màu.

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

CÔNG TY CP XNK THIÊN HÀ WTO️ 

Địa chỉ: Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Hồng Xuyên

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo