NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN KHẢ NĂNG CHO TRÁI CỦA CÂY SẦU RIÊNG

Cây sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cho bà con nông dân, vì vậy những kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng luôn được quan tâm hàng đầu. Trong đó việc trồng và chăm sóc sầu riêng như thế nào để cây phát triển ổn định và cho năng suất cao là điều mà bà con rất quan tâm đến. Ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc và tưới phân, tưới nước đủ và đúng thời điểm thì một số nhân tố khác cũng quyết định đến sự phát triển và năng suất của cây. Vậy những nhân tố đó là gì mời bà con hãy cùng THIÊN HÀ WTO tìm hiểu nhé:

                                                           

1. Cây Giống

Giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định việc cho năng suất và chất lượng của vườn sầu riêng. Mỗi loại giống cũng sẽ phù hợp với đất đai và khí hậu từng vùng, khi chọn giống bà con cần chọn loại giống phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Để có thể chọn được cây giống tốt bà con có thể tham khảo những yếu tố sau đây :

- Có góc bo (thân ) cao khoảng 30 cm – 40 cm. Mặt cắt rộng 2cm – 3 cm .

- Cơi đọt cao 30cm – 40cm .

- Kiểm tra phần góc không bị vết thương, trầy xước, góc không bị nấm bệnh, đọt to khỏe, lá xanh dày, tán xoay chia đều tứ hướng.

- Giai đoạn thích hợp xuống giống là khi lá non vừa lụa.

- Khi chọn giống sầu riêng cho vườn của mình, bà con ưu tiên chọn những giống có cùng đặc tính với nhau. Vì những loại giống sầu riêng khác nhau thì quá trình tạo mầm, làm bông, làm trái cũng sẽ cần những điều kiện khác nhau, khả năng chống chịu với thời tiết cũng khác nhau.

2. Tuổi cây

Độ tuổi của cây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cho trái của cây, khi cây phát triển càng lớn về số năm, khi kết hợp cùng kỹ thuật chăm sóc đúng cách thì khả năng ra hoa và đậu trái cũng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn. Do cây đã quá quen với môi trường và điều kiện sống hiện tại, nên khả năng miễn dịch chống chịu trước những yếu tố môi trường như sốc nước, sốc nhiệt, dịch hại và nấm bệnh tốt hơn những cây nhỏ, giảm thiểu tình trạng rụng hoa và trái non.

3. Điều kiện chăm sóc

Nếu cây sầu riêng được trồng và chăm sóc tốt, có quy trình rõ ràng, tưới nước bón phân đúng định kì, đúng liều lượng, được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì cây sẽ ra hoa đồng đều và đậu trái nhiều hơn, trọng lượng kích thước trái cũng lớn hơn và chất lượng hương vị sẽ đạt chuẩn chất lượng cao so với những cây không được chăm sóc đầy đủ hoặc thiếu kỹ thuật quản lý cung cấp dinh dưỡng hợp lý.

4. Mật độ trồng

Mật độ trồng cũng ảnh hưởng đến khả năng cho trái của cây. Để cây cho năng suất cao khuyến khích bà con không nên trồng mật độ quá dày, khoảng giữa các cây 9m so với đồng bằng và 8m với vùng địa hình đồi dốc, núi cao như Tây Nguyên.

Khi trồng vùng đồng bằng nên trồng phủ đất ngang vỏ bầu . Đối với vùng Tây Nguyên (vùng cao ) trồng phủ vỏ bầu 1cm – 2cm. Cây mới trồng bà con nên phủ lên bề mặt của đất xung quang cây một lớp cỏ khô, rơm khô, thân lục bình,... để giữ ẩm và tránh ánh nắng nóng chiếu trực triếp làm cháy lớp rễ màng của cây.

5. Thụ phấn cho cây

Sầu riêng thụ phấn nhờ gió, côn trùng và các tác động từ môi trường tự nhiên, ngoài những cách này ra trước đây khi kỹ thuật còn thô sơ chưa được nghiên cứu chuyên sâu và phát triển, con người cũng có thể tác động thụ phấn cho cây bằng cách lấy nhụy hoa của cây cần lấy phấn cất vào lọ. Chờ cho đến khi nhụy tung phấn dùng cây cọ quét phấn lên cho nó bám vào nhụy, việc làm này nên thực hiện lúc 20-22h đây là thời điểm mà nhụy hoa nở. Việc thụ phấn hoa lên đầu nhụy sẽ khiến cho cây đậu trái tốt hơn trái khi đậu cũng không lép quả. Tuy nhiên, nếu diện tích vườn của bà con lớn với số lượng cây quá nhiều thì việc thụ phấn bằng tay sẽ không thể nào đạt hiệu quả cao, nhà vườn có thể sử dụng những máy thổi để tiến hành thụ phấn cho cây, không cần những loại máy thổi chuyên dụng hay đắt tiền bà con có thể chọn những loại máy thổi tương tự như các loại máy thổi trong công trình, ngoài tăng khả năng thụ phấn đồng thời máy thổi sẽ dọn dẹp những tàn hoa rụng trong quá trình xổ nhụy, giúp khô thoáng gốc, tránh ẩm độ cao giảm nguy cơ nấm bệnh tấn công lên cây trồng.

Bên trên là tổng hợp các nhân tố quyết định đến khả năng cho trái của cây sầu riêng. Song song đó bà con nhớ chú ý thăm vườn thường xuyên quản lý dịch hại và nấm bệnh thật tốt để phát hiện xử lý kịp thời, giúp bà con tiết kiệm thêm chi phí chăm sóc khi xử lý sâu bệnh hại. Sau khi đã hiểu kỹ bà con hãy vận dụng những kiến thức này cho việc trồng và chăm sóc cây sầu riêng để mang lại hiệu quả cao trong mỗi mùa thu hoạch

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

CÔNG TY CP XNK THIÊN HÀ WTO️ 

Địa chỉ: Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Hồng Xuyên

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo