BỆNH KHẢM TRÊN RAU MÀU

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp rất phát triển, nước ta nhờ có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa thuận lợi, đất trồng màu mỡ nên thích hợp trồng được rất nhiều loại rau màu, hàng năm nước ra đã xuất khẩu một lượng lớn rau màu ra nước ngoài và đã đem về thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân canh tác. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau luôn gặp phải nhiều loại bệnh tấn công, trong đó có bệnh khảm, còn được gọi là bệnh xoắn đọt, xoắn lá, gù đầu đây là một loại bệnh phổ biến trên cây trồng, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng thương phẩm, gây ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nông dân. Bệnh khảm có những triệu chứng ra sao, nguồn gốc từ đâu và cách phòng trừ thế nào thì xin mời quý bà con theo dõi bài viết dưới đây. 

 

1. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh là một loại bệnh dịch gây hại nguy hiểm thường bắt gặp trên cây trồng, đặc biệt trên rau màu, bệnh do một số loài virus gây ra, virus sẽ xâm nhập vào bên trong những tế bào. Virus bệnh khảm gây hại cho nhiều loại cây như các loại cây ăn trái, rau màu, hoa kiểng.

 

Bệnh khảm xuất hiện quanh năm, phát triển mạnh vào mùa nóng, gây bệnh nhẹ vào mùa mưa.

Virus gây bệnh có thể lan truyền từ cây này sang cây khác thông qua nhóm côn trùng chích hút như: rầy, rệp, bọ trĩ, bọ phấn… Ngoài ra bệnh cũng lây nhiễm qua hạt giống, dụng cụ lao động.

Mật độ côn trùng chích hút trong vườn rau càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh khảm càng nhiều.

Bệnh thường gây hại ở mọi giai đoạn của cây trồng.

Nếu vườn cây bón quá dư phân đạm, vườn cây không được chăm sóc kỹ cũng làm cho vườn rau bị bệnh khảm nặng hơn

 

♦ Virus gây bệnh khảm trên cây trồng được phân ra nhiều loại, bởi sự phụ thuộc vào môi trường sống, phương pháp canh tác nên các loại virus tồn tại trên từng loại cây sẽ khác nhau:

Virus Bean common mosaic virus (BCMV) gây bệnh khảm đậu thường, virus Bean yellow mosaic virus (BYMV) gây bệnh khảm đậu vàng là những loại virus gây hại trên các cây nhà họ đậu .

Virus Cucumber mosaic virus (CMV) là loại virus lây lan bởi rệp, gây bệnh khảm trên đa dạng loại cây nhất như : cây dưa leo, các loại cây họ nhà bầu bí, cà, ớt, khoai, rau xanh,...

Virus Tobacco mosaic virus (TMV) là dạng virus lây lan qua hạt giống và tiếp xúc trực tiếp.

Và một số loại virus khác như virus Potato virus Y (PVY), virus Pepper mild mottle virus (PMMV),...

 

2. Biểu hiện bệnh khảm:

Tùy thuộc vào cấu trúc của mỗi cây trồng khác nhau, nên bệnh cũng có biểu hiện đa dạng khác nhau.

Bệnh khảm gây hại trên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

 

Lá của cây có đốm vàng, trắng, xanh nhạt hoặc xanh đậm, lá bị nhỏ, xoắn lại, phồng rộp, cong lên, quăn queo, gợn sóng, không phát triển mạnh, lóng ngắn, rìa lá bị vàng, kích thước không ổn định. Bệnh càng nặng thì lá, đọt cây càng xoắn mạnh, biến dạng, đọt gù đầu, bị sượng đọt, không ra hoa và đậu trái.

 

Thân cây thì bị lùn, cằn cỗi, vỏ u sần, lóng ngắn, chậm phát triển hoặc không thể phát triển được, cây dễ bị giòn và dễ gãy.

 

Hoa và trái bị rụng dần, cây ít đậu trái, nếu có đậu trái thì thường nhỏ, dị dạng, vỏ trái sần sùi, vặn vẹo, có vị đắng, trái sượng, gây năng suất kém.

 

3. Hậu quả:

Đối với những cây con khi bị virus tấn công, cây ngừng phát triển và chết dần.

Những cây trưởng thành thường cho ít hoa, chất lượng hoa và tỉ lệ đậu quả thấp, dẫn đến quả nhỏ, kém chất lượng và số lượng quả ít.

Bệnh khảm có thể làm cây suy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cây. Nếu không phòng trừ kịp thời có thể mất trắng cả mùa vụ.

 

4. Biện pháp phòng trừ:

Chọn gống cây khỏe mạnh, sạch bệnh, kháng khuẩn, được mua tại các điểm bán uy tín trên thị trường.

Trước khi trồng nên vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn sạch tàn dư của mùa vụ trước, cày sâu, phơi ải đất khoảng 25 ngày, nên dùng vôi bột và các thuốc chứa hoạt chất trichoderma để rãi cho đất, giúp cho đất khử khuẩn, tiêu diệt các loại nấm bệnh và ấu trùng có hại trong đất.

Trồng cây với khoảng cách thích hợp, cây sẽ được sinh trưởng tốt, phát triển khỏe mạnh, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.

Có thể trồng cây trong nhà lưới hay nhà màng nhằm ngăn chặn côn trùng có hại tấn công cây.

Thăm vườn thường xuyên để theo dõi sự phát triển của cây, dọn dẹp cỏ, rác, tàn dư trong vườn cây, để vườn cây được thông thoáng.

Cắt tỉa bỏ những bộ phận bị bệnh và bị côn trùng gây hại tấn công, nhỏ bỏ những cây bị bệnh quá nặng trong vườn rồi đem tiêu hủy ngay để tránh bị lây lan.

Vệ sinh các công cụ làm vườn sạch sẽ trước và sau khi dùng.

Bón phân cân đối, không lạm dụng phân thuốc có chứa đạm quá nhiều, dùng phân hữu cơ, vi sinh, vi lượng bón cho vườn rau nhằm giúp cho đất màu mở, tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và vi sinh vật đất phát triển, từ đó cây có thể xanh tốt, khỏe mạnh, cho năng suất cao.

Tưới nước cho vườn rau với 1 lượng hợp lý, không để đất quá khô hay quá ướt, không tưới quá nhiều nước trong 1 lần tránh cho nước đọng quá nhiều tại vùng gốc cây.

Phun xịt thuốc phòng trừ bệnh và côn trùng gây hại cho cây định kỳ, tránh cây bị bệnh nặng rồi mới bắt đầu trị.

Tạo điều kiện cho các loại thiên địch có lợi trong vườn phát triển.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

CÔNG TY CP XNK THIÊN HÀ WTO️ 

Địa chỉ: Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Hồng Xuyên

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo