Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thiên Hà WTO, luôn nghiên cứu về những thách thức, những trở ngại, trong quá trình canh tác sầu riêng, để đưa ra những giải pháp hiệu quả, những chuyên môn thực tế cho bà con nông dân, để nâng cao kỹ thuật chuyên môn trong ngành nông nghiệp. Góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp nước ta nói chung,và các mặt hàng xuất khẩu nói riêng lên tầng cao mới và luôn phát triển vững mạnh. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về các loại đối tượng dịch hại trên cây sầu riêng, chúng tôi nhận thấy rằng có rất nhiều loại côn trùng gây hại cho cây sầu riêng, thường xuất hiện và gây hại quanh năm, nhưng đặc biệt là gây hại mạnh vào thời điểm giao mùa. Từ đó chúng tôi đã đưa ra những giải pháp hữu hiệu, thiết thực trong việc phòng trừ dịch hại cho bà con như sau mời quý bà con cùng theo dõi.
1. NHỆN ĐỎ
- Vòng đời nhện đỏ trải qua 5 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng, nhộng tuổi 1, nhộng tuổi 2 và thành trùng. Nhện xuất hiện quanh năm đặc biệt phát triển và gây hại mạnh vào mùa khô. Gây hại giai đoạn hoa sổ nhụy và chủ yếu là giai đoạn lá non đến lá già.
- Tác hại: Nhện đỏ chích hút diệp lục trên lá non và cả lá già. Khi bị hại nặng, lá non thường nhỏ và xoắn lại, vết cạp hút để lại những chấm nhỏ li ti. Lá dần chuyển sang màu vàng bạc, kích thước nhỏ, lá bị cong queo và rụng sớm. Giảm khả năng quang hợp, tăng quá trình thoát hơi nước và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.
♦ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Để phòng trừ nhện đỏ bà con có thể sử dụng thuốc SÂU NHỆN kết hợp với thuốc CHUYÊN NHỆN để phun cho cây.
2. BỌ TRĨ
- Vòng đời bọ trĩ trải qua các giai đoạn gồm trứng, ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành. Bọ trĩ xuất hiện ở tất cả các giai đoạn của cây nhưng phát phiển và gây hại mạnh trên lá non, hoa và trái non.
- Tác hại:
+ Trên lá non : Bọ trĩ chích hút làm lá non biến dạng xoắn lại, xuất hiện các đốm nâu. Lá vàng và rụng nhiều, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp khiến cho cây kiệt sức dần, sức sống kém đi. Nếu bị ảnh hưởng nặng lá sẽ biến màu và cong lại, làm cho chóp và mép bìa lá non bị héo và khô rồi rụng xuống.
+ Trên hoa và trái non: Bọ trĩ chích hút chất dinh dưỡng làm cánh hoa bị thâm đen, nhụy hoa chảy nhựa. Đồng thời cánh hoa rụng sớm, giảm tỷ lệ đậu trái đáng kể. trên trái non bọ trĩ hút chích nhựa ở phần cuốn làm trái teo tóp biến dạng, chậm phát triển.
♦ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Bà con có thể sử dụng kết hợp giữa thuốc RẦY BỌ TRĨ và thuốc BỌ TRĨ SỐ 1 để phun cho cây giúp phòng trừ bọ trĩ.
3. RẦY XANH
- Rầy xanh có vòng đời trải qua các giai đoạn gồm trứng, rầy non tuổi 1, rầy non tuổi 2, rầy non tuổi 3, rầy non tuổi 4 và rầy trưởng thành. Rầy xanh tấn công vào giai đoạn lá non, lá lụa đến lá già gây hại mạnh nhất khi đọt bắt đầu lú mũi giáo.
- Tác hại: Vết chích là những chấm vàng trên lá, vết chích ở gân lá làm cho lá bị cong queo và cháy từ mép lá vào bên trong. Lá khô dần và rụng. Rầy chích hút để lại vết thương trên lá tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập, gây bệnh cho cây trồng.
♦ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Để phòng trừ rầy xanh khuyến khích bà con sử dụng thuốc SÂU A SINH HỌC kết hợp với thuốc RẦY SỐ 1 để phun cho cây. Lưu ý: Rầy xanh có tính kháng thuốc cao và khó phát hiện. Quý bà con có thể phát hiện bằng cách quan sát biểu hiện, khi lá có những triệu chứng khác thường trên lá.
4. RẦY PHẤN TRẮNG
- Vòng đời của rầy phấn trắng trải qua 3 giai đoạn gồm trứng, ấu trùng và thành trùng. Xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh vào các tháng khô, nắng nóng. Gây hại trên lá non và đọt non.
- Tác hại: Lá bị hại thường có những chấm vàng như những lỗ kim tim, lá kém phát triển, rầy chích hút để lại các vết thương trên lá tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Khi bị hại nặng, lá thường khô, quăn queo, cong lại, vàng rồi rụng hàng loạt và khô đọt.
♦ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Để quản lý dịch hại rầy phấn trắng trên cây sầu riêng nhà vườn có thể kết hợp giữa thuốc RẦY SỐ 1 và thuốc SÂU E SINH HỌC để phun cho cây.
5. RỆP SÁP
- Vòng đời của rệp sáp trải qua các giai đoạn gồm trứng, rệp mới nở, rệp tuổi 2, rệp tuổi 3 và rệp sáp trưởng thành. Xuất hiện quanh năm nhưng chủ yếu mùa nắng.
- Tác hại:
+ Trên bông: Rệp sáp tấn công làm teo tóp cuống. Bông sầu riêng cũng sẽ bị vàng, héo úa, dễ rụng, thiếu hạt phấn.
+ Trên trái non: Sẽ xuất hiện tình trạng gai to, gai nhỏ không đều. Quả bị méo mó, không lớn và dễ bị rụng.
+ Trên trái lớn: Rệp sáp hút nhựa và bài tiết dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng tấn công, làm vỏ trái phủ một lớp muội đen. Nặng hơn còn có thể bị biến dạng. Làm quả xấu gây mất thẩm mỹ và giảm giá trị thương phẩm.
♦ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Nhà vườn có thể sử dụng thuốc SÂU E SINH HỌC và thuốc RẦY SỐ 1 để phun cho cây giúp phòng trừ rệp sáp.
6. SÂU ĐỤC TRÁI
- Vòng đời của sâu đục trải qua các giai đoạn gồm: trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành. Xuất hiện vào thời điểm cây cho trái, gây hại từ trái non đến thu hoạch.
- Tác hại:
Sâu mới nở đục và ăn vỏ trái tạo ra các lỗ thủng trên vỏ. Sâu lớn dần, đục sâu vào bên trong để ăn thịt trái. Để lại những lỗ đục cùng phân đùn ra bên ngoài. Khi gặp mưa hoặc độ ẩm tăng cao nấm bệnh sẽ xâm nhập gây ra những vết nâu đen trên quả, dẫn đến tình trạng thối quả, thối luôn cả múi cơm bên trong khi sâu đục vào bên trong trái.
Trái bị sâu hại thường thấy nhựa tiết ra, làm cho quả sẽ bị biến dạng, rỗng bên trong, rụng sớm.
♦ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Bà con có thể sử dụng thuốc SÂU E SINH HỌC kết hợp với thuốc RẦY SỐ 2 để phun cho cây giúp phòng trừ sâu đục trái.
7. MỌT ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH
- Vòng đời của mọt đục thân qua 4 giai đoạn chính gồm trứng, ấu trùng, nhộng và thành trùng. Xuất hiện quanh năm, gây hại mạnh nhất vào thời điểm chuyển mùa, tấn công trên cành, thân có khi gây hại phần cổ rễ đến rễ bên dưới nhưng trường hợp này rất ít.
- Tác hại:
Những nơi bị mọt tấn công thường chuyển dần sang màu nâu đen. Vết đục nhỏ có đường kính từ 1-2 mm và có mùn cưa đẩy ra ngoài. Vết đục tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây ra hiện tượng xì mủ. Thân và cành bị mọt tấn công sẽ không vận chuyển được nước và các chất dinh dưỡng. Làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và quá trình sinh trưởng của cây.
♦ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
- Để phòng trừ mọt đục thân bà con có thể sử dụng thuốc SÂU MỌT RỆP kết hợp với thuốc TRỊ BỆNH để phun cho cây.
8. SÂU ĐỤC THÂN, XÉN ĐỤC CÀNH ( XÉN TÓC )
Vòng đời của sâu đục thân trãi qua 3 giai đoạn: Trứng - Ấu trùng - Nhộng - Trưởng thành. Giai đoạn gây hại mạnh nhất là giai đoạn ấu trùng.
- Tác hại: Khi xâm nhập vào thân cây, chúng bắt đầu ăn hết lớp vỏ mềm ở giữa thân gỗ và lớp vỏ cứng bên ngoài, tiếp tục lan rộng xung quanh thân cây. Khi số lượng sâu quá nhiều, chúng sẽ ăn hết toàn bộ lõi thân cây, làm cho cây không thể vận chuyển nước và chất dinh dưỡng, dẫn đến chết cây.
♦ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Bà con có thể sử dụng thuốc SÂU MỌT RỆP kết hợp với thuốc RẦY SỐ 1 để phun cho cây.
Thiên Hà WTO tự hào là công ty luôn đặt tiêu chí tận tâm, uy tín, chất lượng lên hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chất lượng thực tế cho bà con.
Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ số điện thoại 0785 288 289 để được hỗ trợ. Ngoài ra, bà con có thể tham khảo thêm trên Youtube, Tiktok, Facebook, Website để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Xin trân trọng chân thành cảm ơn bà con đã theo dõi, tin dùng và đồng hành cùng THIÊN HÀ WTO. Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HÀ WTO️
Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.
Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Hồng Xuyên