Rau màu là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Rau màu là loại cây dễ trồng tuy nhiên trong quá trình phát triển rau màu rất dễ bị các loại côn trùng gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Các loại côn trùng có tốc độ sinh sản và phát triển rất nhanh do đó nếu không có biện pháp xử lý kịp thời khi chúng phát triển với mật độ cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của mùa vụ. Bên cạnh đó, việc phòng trừ cũng sẽ trở nên khó khăn hơn làm tăng chi phí và công sức của nhà vườn. Xin kính mời bà con cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay để cùng tìm hiểu về các loại côn trùng gây hại trên rau màu và cách phòng trừ.
1. SÂU TƠ
- Vòng đời sâu tơ gồm 4 giai đoạn gồm trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.
Trứng hình bầu dục, dẹp, màu trắng ngà, gần nở ngã vàng, đường kính từ 0,3 - 0,5 mm. Trứng đẻ thành cụm ở mặt dưới lá vừa lụa, gần gân chính và nở trong vòng 03 - 04 ngày.
Sâu non có màu xanh nhạt, thân phình to ở giữa, hai đầu nhọn, phần đầu màu vàng và có bộ hàm rất khỏe, thân chia đốt rõ ràng. Sâu non có thời gian phát triển vào khoảng 11- 15 ngày và nếu nhiệt độ thấp có thể lên tới 18 - 20 ngày. Giai đoạn sâu non sự tàn phá trên các loại rau là rất nhanh. Sâu non đẫy sức dài từ 08 - 11 mm và phủ tơ hóa nhộng ngay trên lá rau.
Khi mới hình thành nhộng có màu xanh nhạt, khoảng 02 ngày sau biến thành màu vàng nhạt, có chiều dài từ 05 - 07 mm và được bao bọc bằng các sợi tơ. Thời gian phát triển của nhộng khoảng từ 05 - 10 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Sau khi vũ hóa 02 - 03 ngày, ngài đẻ trứng.
Con trưởng thành có chiều dài từ 06 - 07 mm, sải cánh rộng từ 14 - 15 mm. Cánh trước màu nâu, giữa lưng có một dãi gợn sóng, chạy dài đến cuối cánh. Hai cạnh của cánh sau có rìa lông rất dài. Khi đậu cánh xếp xuôi theo thân và dựng đứng phía trên thân mình, đuôi cánh hơi nhô lên cao. Râu đầu dài từ 03 - 3,5 mm và luôn đưa tới trước rất linh hoạt. Mỗi con cái có thể đẻ từ 50 - 200 trứng. Chúng giao phối và đẻ trứng vào lúc chiều tối, ban ngày lẫn trốn ở mặt dưới lá hay ở những nơi kín đáo trong ruộng rau.
ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI:
- Sâu non mới nở bò lên mặt lá ăn thịt lá, gặm biểu bì tạo thành những lỗ rỗng trên lá , ăn mất phần thịt lá có thể chỉ còn gân lá và cuốn lá, tạo đường rãnh nhỏ ngoằn ngoèo. Sâu ăn thịt lá để lại lớp biểu bì tạo thành những vết mờ.
- Sâu trưởng thành ăn toàn bộ biểu bì lá làm lá bị thủng, nặng có thể chỉ còn cuốn lá hoặc thân của cây rau, giảm năng suất mùa vụ và chất lượng rau. Khi mật độ sâu cao, vườn rau bị hại xơ xác, toàn vườn chỉ còn trơ lại gân lá.
- Sâu tấn công làm lá bị thủng, trơ trụi, làm giảm khả năng quang hợp của cây khiến cây suy yếu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Trên bắp cải sâu non tấn công vào bắp đang phát triển làm bắp bị biếng dạng, mất sạch lá hoặc không thể cuốn bắp, tạo điều kiện cho bệnh thối nhũn phát triển.
2. SÂU KHOANG
- Vòng đời của sâu khoang kéo dài 25-48 ngày trải qua 4 giai đoạn gồm: trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành. Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, màu, cây họ đậu, sắn, họ cải, khoai tây....
Trứng: Có hình bán cầu kích thước 0,4-0,5 mm, trứng mới đẻ có màu vàng tro, về sau chuyển sang màu tro tối xếp với nhau thành ổ. Có lớp lông màu vàng rơm phủ bên ngoài. Trứng được đẻ thành ổ trên lá, mỗi ổ từ 50-200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500-2.000 trứng. Thời gian trứng nở sau 2-7 ngày.
Sâu non: Có 6 tuổi, khi đẫy sức dài khoảng từ 35-50 mm. Pha sâu non kéo dài 12-27 ngày. Lúc mới nở có màu xanh sáng. Sâu non lúc nhỏ thường sống từng đám nhưng sau đó sẽ phân tán đi khắp nơi. Sâu tuổi lớn có màu từ xám xanh đến nâu đen với những sọc vàng hoặc sọc trắng. Có 2 chấm đen trên mỗi đốt lưng.
Nhộng: Sâu hóa nhộng trong đất, có chiều dài khoảng từ 18-20mm, khi mới hình thành nhộng có màu xanh đọt chuối và mềm. Sau đó chuyển dần sang màu vàng xanh, cuối cùng là màu nâu đỏ và thân cứng. Cuối bụng có một đôi gai ngắn. Thời gia pha nhộng từ 8-10 ngày.
Con trưởng thành: Có màu xám hoặc nâu xám. Cánh trước có màu nâu vàng hoặc màu cánh gián, có các vân ngang màu bạc trắng óng ánh. Cánh sau có màu hơi trắng. Có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Chúng có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6 - 7 mét. Con trưởng thành thường vũ hóa vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối. Thời gian sống của trưởng thành từ 2 - 4 ngày.
ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI:
Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi chúng tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ thân, vỏ quả làm giảm phẩm chất.
Sâu mới nở sống tập trung dưới lá ăn biểu bì lá, sau đó lớn dần ăn hết thịt lá chừa lại biểu bì và gân lá. Ở tuổi 3-4, sâu phân tán và ăn khuyết lá hoặc ăn có khi ăn trụi lá, cánh hoa, nụ quả, thậm chí là cả thân cây. Khi mật độ cao, chúng có thể làm ăn trụi cả thân cây. Sâu khoang phá hoại mạnh nhất vào khoảng tháng 5-6 hằng năm.
Cây trở nên trơ trụi, hiệu suất quang hợp kém, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng. Cây còi cọc, phát triển kém, không đạt chất lượng yêu cầu. Vết thương do sâu khoang để lại là vị trí thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm bệnh phát sinh tấn công vào cây trồng.
Sâu trưởng thành hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm, chiều mát và suốt đêm. Vào ban ngày khi có ánh nắng, sâu khoang thường chui dưới tán lá hoặc chui xuống dưới đất để ẩn nấp.
3. BỌ NHẢY
- Vòng đời bọ nhảy trải qua 4 giai đoạn gồm trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.
Trứng của bọ nhảy rất nhỏ, hình bầu dục, màu vàng nhạt. Trứng sắp nở chuyển sang màu nâu vàng, trứng được đẻ trên mặt đất gần gốc cây hay cuống lá
Sâu non có hình ống, mới nở màu trắng trong sau đó chuyển sang màu trắng sữa. Sâu non đẩy sức dài khoảng 5 – 6 mm, sống và làm nhộng dưới đất.
Nhộng nằm trong đất, hình bầu dục, màu vàng nhạt, đẫy sức dài khoảng 4mm. Đầu, bụng, ngực có lông cứng ngắn và thưa.
Con trưởng thành hình bầu dục, cơ thể dài khoảng 2-2,5mm, cánh cứng, màu đen bóng, giữa mỗi cánh có một vạch màu vàng nhạt, cong hình củ lạc, chân sau to khỏe, có sức nhảy dài nên gọi là bọ nhảy. Chúng có khả năng nhảy xa và bay rất khỏe. Một con trưởng thành cái có thể đẻ đến 200 trứng, ở dưới đất xung quanh vùng rễ chính của cây.
ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI:
Bọ nhảy phát sinh và phá hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, mật độ giảm đi khi trời mưa nhiều. Bọ nhảy gây hại nhiều vào lúc sáng sớm và chiều mát, trưa nắng thường lẩn trốn ở dưới gốc hoặc mặt dưới lá. Bọ nhảy có tính giả chết, khi bị động nhảy rất nhanh. Khá nhạy cảm với mùi và thường di chuyển sang ruộng khác khi phun thuốc.
Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau giập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng. Chúng cắn phá lá tạo ra những lỗ thủng nhỏ, kích thước vài mm, nếu nặng lá rau có thể bị thủng lỗ chỗ như tấm lưới, lá te tua, xơ xác, cây quang hợp kém, còi cọc, mất phẩm chất.
Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ.
Bọ có thể gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây rau, nhưng mạnh nhất là khi cây còn nhỏ (sau gieo khoảng 7-10 ngày). Những ruộng rau non nằm xen kẽ với những ruộng sắp thu hoạch hoặc vừa thu hoạch thường bị bọ gây hại nhiều, do bọ di chuyển từ ruộng này sang các ruộng còn non. Nếu không kiểm tra phát hiện sớm và phun xịt thuốc kịp thời thì dễ bị chúng gây hại rất nặng, cây bị mất sức, rất khó phục hồi
4. BỌ TRĨ
- Vòng đời bọ trĩ trải qua các giai đoạn gồm trứng, ấu trùng tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành. Chúng gây hại quanh năm, mạnh nhất khi nhiệt độ ấm, nắng nóng, hanh khô. Bọ trĩ thường tấn công và gây hại trực tiếp trên lá, đọt và giai đoạn đang ra bông, trái.
Trứng rất nhỏ, hình bầu dục, khi mới đẻ trứng trong suốt, lúc sắp nở thì có màu vàng nhạt. Chúng thường đẻ trứng trong mô lá non, đọt non, trái non hoặc cành non. Con cái có thể đẻ từ 20 – 25 trứng.
Bọ trĩ non mới nở có cơ thể trong suốt, rất nhỏ, chân dài, bụng nhọn, không có cánh. Sau một thời gian, ấu trùng có kích thước tương đương bọ trĩ trưởng thành.
Nhộng có màu vàng sậm, mắt kép và mắt nhỏ màu đỏ, mầm cánh dài, râu đầu ngắn.
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, khoảng 0,8-1mm, cơ thể màu vàng đến vàng cam, mắt đen. Hai bên rìa có nhiều lông nhỏ và dài. Bọ trĩ hoạt động vào cả ban ngày và ban đêm, khi bị khua động chúng sẽ giả vờ chết và rơi xuống đất. Bọ trĩ bay kém nhưng có thể dễ dàng lây lan trên diện rộng bằng cách bay theo gió hoặc di chuyển trên thực vật bị nhiễm khuẩn. Là tác nhân truyền bệnh virus, vi khuẩn cho cây trồng.
ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI:
Lá sẽ bị bạc màu dần theo thời gian, chúng ăn sâu vào các tế bào thực vật làm cho lá xuất hiện những đốm màu vàng và từ từ nhăn nheo.
Khi cây đã bị bọ trĩ tấn công và gây hại lá, đọt non sẽ không ra được lá, biến dạng, khô dần, lá xoăn vàng, ngọn chùn lại, làm rụng hoa và trái không phát triển.
Bọ trĩ chích hút tạo ra các vết thương, thâm sẽ khiến cho cây dễ nhiễm bệnh và chết đi, dẫn đến vụ mùa bị suy giảm nặng.
TÁC HẠI:
- Ăn lá, hoa và quả của cây, gây thiệt hại nghiêm trọng cho năng suất và chất lượng cây trồng. Có khả năng di chuyển xa, lây lan từ cây này sang cây khác.
- Làm giảm khả năng quang hợp của cây khiến cây suy yếu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
- Tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập làm cây suy yếu, còi cọc, không phát triển,nặng có thể dẫn đến chết cây.
- Ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ và kinh tế của nhiều nhà vườn.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
- Trước khi bắt đầu vụ mùa mới, cần dọn sạch cỏ dại, tiêu hủy tàn dư thực vật, cày bừa, phơi ải đất, bón vôi xử lý đất để tránh các loại sâu non và trứng tồn tại trong đất.
- Sử dụng hạt giống, cây giống khỏe, sạch bệnh
- Trồng cây với mật độ phù hợp, không trồng với mật độ quá dày tránh cho vườn rậm rạp, độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện của các loại sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời tránh để cho mật độ sâu cao rồi mới bắt đầu phòng trị.
- Thường xuyên cắt tỉa cành, cắt tỉa cành lá già yếu, cành lá sâu bệnh, cành nằm sát mặt đất để tránh lây lan sâu bệnh hại, tạo độ thông thoáng cho vườn, cây có đủ không gian để sinh trưởng và phát triển tốt.
- Tưới nước hợp lý cho cây, tránh để đất quá khô hay quá ướt trong thời gian dài, hạn chế nước đọng quá nhiều tại vùng gốc cây. Nên tưới rau bằng vòi phun sương tránh tưới dí có thể làm dập nát lá hoặc đỗ ngã thân rau
- Bón phân cân đối cho cây, bà con nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để bón cho cây, giúp cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cây xanh khỏe, tăng sức đề kháng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thiên địch trong vườn như: Nhện, bọ rùa, ong ký sinh
- Phun thuốc để phòng trừ côn trùng gây hại . Bà con có thể sử dụng 1 chai thuốc SÂU A SINH HỌC kết hợp với 2 gói RẦY SỐ 1 pha cho 500-600 lít nước để phun cho cây.
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn bà con đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bà con những kiến thức bổ ích trong quá trình canh tác nông nghiệp. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin kính mời quý bà con truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HÀ WTO️
Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.
Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Hồng Xuyên