Hoa hồng là loài hoa nhận được nhiều sự yêu thích bởi sự đẹp mắt và hương thơm quyến rũ, hoa có màu sắc rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Hoa hồng thường được sử dụng làm quà tặng, hoa trang trí trong những ngày đặc biệt, trọng đại. Để cây hoa hồng có thể phát triển tốt và cho hoa đạt chất lượng là điều không dễ dàng bởi hoa hồng cũng là một loài cây dễ mắc nhiều loại bệnh hại tấn công. Trong đó bệnh sương mai là loại bệnh gây hại phổ biến trên hoa hồng. Xin kính mời bà con cùng theo dõi bài viết hôm nay để biết thêm về bệnh sương mai trên hoa hồng và biện pháp phòng trừ.
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH:
Bệnh sương mai là do một loại nấm gây ra, bệnh sương mai gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, thân, cành, hoa… trong đó lá là bộ phận bị gây hại nặng nhất.
Nấm lan truyền qua không khí và thường gây hại mạnh cho cây trong điều kiện thời tiết của vụ thu đông, đông xuân.
Bào tử nấm phát triển và gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, môi trường ẩm ướt, độ ẩm từ 80% trở lên, nhiệt độ từ 20-22 độ C, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao, mưa nhiều và kéo dài, các lớp sương mù dày đặc ẩm ướt vào buổi sớm hay những ngày đầu xuân.
Bệnh thường phát sinh trên những vườn chăm sóc kém, vườn trồng cây với mật độ dày, tưới nước quá nhiều, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, đất thấp, ẩm ướt, thoát nước kém, độ ẩm cao. Các màn sương, màn nước mưa đọng trên tán lá cũng góp phần làm cho bào tử nấm nảy mầm, sản sinh rồi xâm nhập vào trong cây trồng.
Bào tử nấm bệnh tồn tại trên tàn dư của cây từ những mùa vụ trước và có thể lây lan theo gió, nước tưới, quần áo và dụng cụ lao động…
BIỂU HIỆN:
Thoạt đầu, bệnh xuất hiện với những triệu chứng không rõ ràng và gây rất ít thiệt hại trên cây. Vì thế, người trồng thường thiếu cảnh giác mà bỏ qua mầm móng gây bệnh ban đầu.
Ban đầu các đốm màu vàng hay xám nhạt xuất hiện trên bề mặt lá, sau đó liên kết lại thành hình dạng không nhất định và từ từ các đốm này biến thành màu tím đến nâu như bị cháy sém. Lúc này lá hoa hồng cong dần, khô xoắn lại và bắt đầu rụng đi, cành trở nên méo mó. Các bào tử tiếp tục lây lan và phát tán đến các lá khác trên cây hoặc các cây lân cận.
Về sau bên dưới các đốm xuất hiện 1 đốm bông dày, ăn mòn làm lá hư hại và gây rụng lá.
Mầm bệnh sẽ nhanh chóng lây lan đến các bộ phận trên lá cây, thân cây. Sau đó phát triển thành các mảng hoại tử với nhiều mảng màu nâu nhìn như cây đang bị cháy.
HẬU QUẢ:
Lá hoa hồng sau khi bị nhiễm bệnh sẽ bị biến dạng lá trở nên cong, khô đi và héo dần, vàng lá và rụng hàng loạt gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây khiến cây suy yếu, sinh trưởng kém.
Thân cây trở nên còi cọc, hoa khó nở và rất ít, nhanh tàn, năng suất vườn hồng giảm rõ rệt, những hoa bị bệnh sẽ không thể bán ra thị trường ảnh hưởng đến kinh tế của bà con.
Bệnh lây lan rất nhanh sau đó phát triển cực nhanh khiến vườn hồng bị rụng lá và chết hàng loạt chỉ sau vài ngày.
Nếu không kịp thời kiểm soát, điều trị hoặc để bệnh tái phát liên tục, cây có thể bị chết.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
- Chọn cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh, trồng cây tại nơi thông thoáng có nhiều ánh sáng.
- Trồng cây với mật độ hợp lý, không trồng với mật độ quá dày, để cây có không gian phát triển tốt, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.
- Trước khi vào vụ mới cần vệ sinh vườn cây sạch sẽ, dọn cỏ dại, thu dọn tàn dư thực vật trên bề mặt đất để hạn chế sự trú ngụ của các loại côn trùng gây hại và bảo tử nấm bệnh. Nên vệ sinh dụng cụ làm vườn sạch sẻ trước và sau khi sử dụng.
- Thường xuyên thăm vườn để để theo dõi tình hình phát triển của cây và phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời tránh để gây hại nặng rồi mới bắt đầu phòng trị.
- Cắt tỉa cành tạo tán để vườn được thông thoáng, cắt tỉa cành lá già yếu, cành lá khô, đảm bảo ánh sáng có thể chiếu sáng toàn bộ cây, giúp cây quang hợp tốt, giảm độ ẩm trong vườn. Cắt tỉa bỏ những cành không có khả năng cho trái, cắt tỉa bỏ bộ phận bị bệnh và mang đi tiêu hủy để tránh lây lan.
- Tưới nước cho cây với lượng nước vừa đủ và đúng thời điểm, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong một thời gian dài, trong vườn nên có hệ thống thoát nước tốt để tránh ứ đọng nước gây ngập úng.
- Không nên lạm dụng phân bón hóa học hay phân thuốc có tính nóng. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để bón cho cây giúp cung cấp chất dinh dưỡng, cây xanh khỏe, tăng sức đề kháng chống lại sâu bệnh hại.
- Nên phun phòng trừ nấm bệnh và côn trùng gây hại định kỳ.
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN HÀ WTO️
Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.
Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.
- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Hồng Xuyên