BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY DÂU TÂY

Dâu tây là loại trái có vị ngọt thanh, chua nhẹ, thơm ngon và rất mọng nước, dâu tây rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, mang lại lợi ích cho sức khỏe. Dâu tây từ lâu đã trở thành một món trái cây được nhiều người yêu thích. Để có được một vụ mùa đạt năng suất cao, thì mỗi nhà vườn canh tác dâu tây cần phải chú ý phòng trừ bệnh hại trên vườn cây. Trong đó có bệnh phấn trắng, loại bệnh này đã xuất hiện rất nhiều trên vườn cây của bà con, làm ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và năng suất của vườn dâu.

 

NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH:
 
Bệnh phấn trắng (nấm phấn trắng) là do nấm Podosphaera aphanis gây ra.

Loại nấm này chỉ tồn tại cũng như phát triển thuận lợi khi cây đang trong giai đoạn sinh trưởng và ảnh hưởng nhiều đến thời kỳ ra hoa, đậu quả

Khi 1 cây dâu tây trong vườn bị nhiễm bệnh, thì các bào tử của nấm bệnh cũng sẽ nhanh chống lan truyển cho cây khác thông qua nước mưa, nước tưới, dụng cụ làm vườn… tốc độ lây nhiễm rất nhanh.

Ở điều kiện thích hợp là nhiệt độ từ 15 – 27 độ C, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao kết hợp với nhiều sương mù thì các bào tử dễ dàng phát tán nhanh trong vườn.

Nấm bệnh không phụ thuộc nhiều vào độ ẩm, chúng có thể tự hình thành và phát triển mạnh khi cây được trồng ở nhà kính, dàn che nilon nhiều hơn là cây trồng ở ngoài trời.

Quá trình xử lý đất trước khi trồng không đảm bảo kỹ thuật, trồng với mật độ dày, vườn cây thiếu sự chăm sóc, bón phân và tưới nước không cân đối… cũng là điều kiện thích hợp cho nấm bệnh phát triển.

 

BIỂU HIỆN:

  • Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như hoa, lá, trái.
  • Vết bệnh ban đầu xuất hiện một lớp bột màu trắng ở cả hai mặt lá, thân, hoa, trái.
  • Tùy vào từng giống cây dâu tây khác nhau mà có những triệu chứng bệnh khác nhau. Có những giống cây sẽ xuất hiện những đốm đỏ ở mặt trên hoặc mặt dưới lá.
  • Trên lá xuất hiện mảng nấm màu trắng, lá bị nhiễm bệnh thường sẽ bị biến dạng, cuộn tròn, những vùng nhiễm bệnh sẽ dần héo khô và chết.

 

  • Quả bị nhiễm bệnh sẽ có màu xỉn và có một lớp bột màu trắng bao phủ trái. Trong những trường hợp nghiêm trọng, quả có thể bị nứt và có màu hồng nhạt đến gỉ sắt.

 

HẬU QUẢ:

 

Nấm bệnh tấn công ở mọi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt là vào giai đoạn cây ra hoa và quả làm cho cây bị suy yếu. Cây cho ra nhũng trái kém chất lượng, năng suất vườn dâu thấp, cây mất khả năng quang hợp, nếu bệnh gây hại nặng cây có thể bị chết hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của bà con. Nấm bệnh lây lan rất nhanh và rất dễ trở thành dịch bệnh nếu không được kiểm soát ngay từ đầu.

 

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:

- Chọn cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh, trồng cây tại nơi thông thoáng có nhiều ánh sáng.

- Trồng cây với mật độ hợp lý, không trồng với mật độ quá dày, để cây có không gian phát triển tốt, hạn chế sự lây lan của mầm bệnh.

- Trước khi bắt đầu vụ mới cần vệ sinh vườn cây sạch sẽ, thu dọn tàn dư thực vật trên bề mặt đất, dọn cỏ dại, để hạn chế sự trú ngụ của các loại côn trùng gây hại và bảo tử nấm bệnh. Nên vệ sinh dụng cụ làm vườn sạch sẻ trước và sau khi sử dụng.

- Thường xuyên thăm vườn để để theo dõi tình hình phát triển của cây và phát hiện sớm sự xuất hiện của sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời tránh để gây hại nặng rồi mới bắt đầu phòng trị.

- Cắt tỉa cành lá già yếu, cành lá khô, đảm bảo ánh sáng có thể chiếu sáng toàn bộ cây, giúp cây quang hợp tốt, giảm độ ẩm trong vườn. Cần cắt tỉa bỏ bộ phận bị bệnh và mang đi tiêu hủy để tránh lây lan.

- Tưới nước cho cây với lượng nước vừa đủ và đúng thời điểm, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong một thời gian dài, trong vườn nên có hệ thống thoát nước tốt để tránh ứ đọng nước gây ngập úng.

- Không nên lạm dụng phân bón hóa học. Nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, vi lượng để bón cho cây giúp cung cấp chất dinh dưỡng, cây xanh khỏe, tăng sức đề kháng chống lại sâu bệnh hại.

- Nên phun phòng trừ nấm bệnh và côn trùng gây hại định kỳ.

Quý bà con có thể dùng baking soda kết hợp với xà phòng dạng nước rồi pha với nước, để phun xịt cho cây rửa trôi nấm bệnh. Ngoài ra có thể dùng nước súc miệng pha với nước sau đo xịt trực tiếp lên cây.

Ngoài ra để phòng trị bệnh phấn trắng bà con có thể sử dụng 1 gói PHÒNG TRỊ BỆNH kết hợp với 1 chai PHÒNG BỆNH pha cho 600-800 lít nước để phun cho cây.

 

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn bà con đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bà con những kiến thức bổ ích trong quá trình canh tác nông nghiệp. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin kính mời quý bà con truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   


THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG

Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :

CÔNG TY CP XNK THIÊN HÀ WTO️ 

Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.

Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.

 

 

 

- Bài viết đã được phê duyệt bởi CTy CP XNK Thiên Hà WTO

- Người đăng bài : Hồng Xuyên

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo