Đối với cây trồng, giai đoạn nuôi trái là giai đoạn rất quan trọng vì đây lúc thời điểm quyết định nên năng suất và chất lượng nông sản. Bên cạnh việc chăm sóc đúng kỹ thuật thì việc quản lý tốt sâu bệnh hại cũng là vấn đề cần được nhà vườn đặc biệt chú ý đến bởi vì trong giai đoạn này trái rất dễ bị các loài sâu bệnh hại tấn công. Trong đó, ruồi đục trái hay còn gọi là ruồi vàng là loài dịch hại nguy hiểm và phổ biến trên cây trồng. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng trái từ đó làm tổn thất mùa vụ, ảnh hưởng đến kinh tế của bà con. Mời bà con cùng THIÊN HÀ WTO theo dõi bài viết ngày hôm nay để biết được đặc điểm gây hại và cách phòng trừ loại dịch hại này.
ĐẶC ĐIỂM CỦA RUỒI ĐỤC TRÁI:
- Trứng của ruồi đục trái dài khoảng 1mm hình hạt gạo, mới đẻ màu trắng sữa, khi sắp nở thành dòi thì trứng chuyển sang vàng nhạt. Thời gian ủ trứng từ 2-4 ngày
- Ấu trùng hay còn gọi là dòi mới nở dài khoảng 1.5mm. Dòi phát triển đầy đủ dài 6-8mm, màu vàng nhạt, miệng có móc. Khi phát triển đầy đủ, dòi búng mình rơi xuống đất để hóa nhộng trong đất ở độ sâu khoảng 3-7cm, thời gian làm nhộng khoảng 7-12 ngày hoặc dài hơn nếu gặp lạnh.
- Nhộng dài 5-7mm, hình trứng dài, vỏ kén được phân chia các đốt khoang đều nhau, nhọng nằm trong lòng đất, lúc đầu có màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa là màu nâu đỏ. Nhộng sẽ nở thành ruồi trướng thành từ 7 – 12 ngày
- Ruồi trưởng thành có cơ thể dài 6-9 mm, sải cánh rộng 13mm, đầu màu vàng có dạng hình bán cầu, mặt trước màu nâu đỏ với 6 chấm đỏ màu đen phía sau đầu có nhiều lông nhỏ. Râu đầu ngắn, thân màu vàng nâu đỏ với những vân vàng, bụng có nhiều đốt và cánh trong suốt, hoạt động vào ban ngày. thời gian sống của ruồi đục trái từ 1 – 3 tháng.
- Ruồi cái có thể tự dùng máng của mình đẻ trứng vào cùi quả hoặc theo khe nứt của quả rồi đẻ trứng vào trong một con cái có thể đẻ 150-200 trứng. Vài ngày sau trứng sẽ nở thành ấu trùng. Chúng sẽ từ từ ăn thịt quả và cứ thế lớn đến khi trở thành ấu trùng trưởng thành. Lúc này chúng đã đủ sức để chui khỏi quả và nhảy xuống đất hóa nhộng.
- Ruồi đục quả thường phát triển mạnh vào mùa nắng, thời tiết khô, nhiệt độ cao hình thành nên ấu trùng gây bệnh.
BIỂU HIỆN:
- Ruồi đẻ trứng mạnh trong giai đoạn quả gần già đến chín. Ruồi ưa hoạt động trong vườn cây rậm rạp, không thông thoáng.
- Ban đầu vết chích của ruồi vàng chỉ là những chấm đen nhỏ, rất khó phát hiện. Sau một thời gian, vết chích chuyển sang màu vàng, nâu, mềm, ứ mủ. Tại những điểm bị chích, các loại nấm bệnh hại dễ dàng xâm nhập và khiến quả dễ bị thối và hư hỏng.
- Sau khi ấu trùng nở, chúng cắn và ăn phần cùi quả. Đồng thời tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài, làm cho quả nhanh chóng bị thối nhũn và rụng. Ruồi đục trái thường phá hại trái từ giai đoạn trái già đến chín.
- Những trái bị ruồi đục khi cắt ra sẽ thấy dòi lúc nhúc, quả bị thối. Chất lượng quả cũng bị giảm sút do bị dòi ăn thịt, khiến quả không còn nguyên vẹn và mất đi hương vị thơm ngon.
- Chúng có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng về số lượng, do đó nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả vườn.
TÁC HẠI:
- Trái cây bị ruồi đục làm giảm chất lượng, giảm giá trị thương phẩm, không thể tiêu thụ gây ảnh hưởng đến giá thành đầu ra của nông sản và kinh tế của nông dân.
- Ruồi đục quả có thể mang theo mầm bệnh và truyền bệnh cho cây trồng khi chúng đẻ trứng vào trong quả.
- Nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trên diện rộng làm giảm năng suất mùa vụ.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ:
- Trồng cây với mật độ hợp lý, tránh trồng với mật độ quá dày, tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại tấn công, tránh tình trạng lây lan bệnh từ cây này sang cây khác.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sự tấn công của ruồi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Vệ sinh vườn, dọn cỏ rác, tàn dư thực vật của mùa vụ trước để hạn chế sự trú ngụ của các loại côn trùng gây hại.
- Thường xuyên cắt tỉa cành, cắt tỉa cành già yếu, cành sâu bệnh, cành nhỏ li ti không cần thiết để vườn được thông thoáng.
- Đối với cây ăn trái nên sử dụng biện pháp bao trái để hạn chế ruồi đục, lưu ý túi bao phải thoát được hơi nước tránh làm thối trái.
- Thu hoạch trái khi đạt độ chín vừa đủ, không nên để quá lâu tạo điều kiện cho côn trùng gây hại.
- Thu gom trái rụng trên mặt đất và hái trái hư còn đeo trên cây và mang đi tiêu hủy để tránh lây lan.
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài thiên địch trong vườn như kiến vàng, ong ký sinh giúp giảm mật độ ruồi trong vườn
- Sử dụng bẫy, tấm dính để thu bắt ruồi vàng.
- Bà con có thể sử dụng 1 chai SÂU MỌT RỆP kết hợp với 4 gói RẦY RỆP pha cho 800 lít nước để phòng trừ ruồi đục trái.
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.
THIÊN HÀ WTO TẬN TÂM - UY TÍN - CHẤT LƯỢNG
Mọi thắc mắc Nhà Nông xin liên hệ :
CÔNG TY CP XNK THIÊN HÀ WTO️
Đường số 4, KDC Tây Đô Ecopark, Ấp Phú Thạnh, Xã Tân Phú Thạnh, Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang.
Hotline: 0785.288.289 - 0702.269.289
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN.