MỌT ĐỤC THÂN, ĐỤC CÀNH SẦU RIÊNG

Mọt đục thân, đục cành là một trong những vấn đề đáng lo ngại của nông dân khi canh tác sầu riêng. Chúng là loài dịch hại nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm năng suất và chất lượng, gây thiệt hại về kinh tế cho nhà vườn. Do đó, nhà vườn cần lưu ý để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Bài viết hôm nay sẽ giúp cho bà con hiểu rõ hơn về đặc điểm gây hại cũng như cách phòng trừ mọt đục thân sầu riêng.

 

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỌT ĐỤC THÂN

Mọt thường xuất hiện và tấn công trên những cây phát triển kém, cây ít nhựa, nên mọt sẽ dễ đục sâu vào trong. Đối với cây phát triển tốt, có nhiều nhựa cây, khi mọt đục vào cây tiết ra nước sẽ lấp kín vết đục nên mọt sẽ khó tấn công vào bên trong.

Mọt đục thân trên sầu riêng thường gây hại vào mùa nắng, Khi thời tiết khô nóng hay vào những giai đoạn giao mùa. Chúng phát triển tốt ở nhiệt độ 25 – 30o.

Vòng đời của mọt đục thân qua 4 giai đoạn chính gồm trứng, sâu non, nhộng và thành trùng. 

- Trứng: Giai đoạn ủ trứng từ 5 đến 6 ngày, thường có màu trắng và được đẻ trong thân cây. Trứng mọt có kích thước từ 0,3mm đến 0,5 mm.

- Sâu non: Giai đoạn sâu non thường từ 12 – 15 ngày. Cơ thể sâu non có màu trắng kem, phần đầu màu nâu nhạt và không có chân, chiều dài thân khoảng 2mm.

- Nhộng: Có màu trắng kem, chiều dài gần bằng con trưởng thành. Thời gian của giai đoạn hóa nhộng chiếm 7 – 8 ngày trong vòng đời của mọt đục cành.  

- Mọt trưởng thành hay thành trùng có hình bầu dục dài khoảng 1,6mm – 2,0mm. Chúng thường sống được từ 16 đến 19 ngày. Mọt đục cành cái có màu đen bóng, có cánh. Con đực nhỏ hơn con cái, thường có màu nâu xám, dài và không có cánh. Trên thân của mọt thường có xuất hiện những sợi lông mềm mại có màu hung, có thể thấy rõ ràng khi nhìn qua kính lúp. 

 

ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

Những nơi bị mọt tấn công thường có màu sẫm và chuyển dần sang màu nâu đen. Vết đục nhỏ có đường kính từ 1-2 mm và có mùn cưa đẩy ra ngoài. 

Mọt đục làm tổn thương hệ thống mạch dẫn khiến thân và cành sẽ không vận chuyển được nước và các chất dinh dưỡng. Làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và quá trình sinh trưởng của cây.

Lá ở cành bị đục sẽ bị héo dần sau đó khô đen và rụng. Phần cành bị mọt đục sẽ có hiện tượng bị héo, khô cành. Đối với các cành già thì mọt sẽ khiến cành bị gãy vào giai đoạn cho ra quả. Chẻ dọc phần cành này sẽ thấy bên trong ruột bị rỗng, có nhiều trứng hoặc ấu trùng mọt ở bên trong.

 

HẬU QUẢ:

Cây sinh trưởng và phát triển kém, khô cành, chết nhánh và dễ chết cây, cây suy yếu, kém phát triễn, dễ bị đỗ ngã, tạo quả làm cho năng suất và chất lượng của vườn cây bị thiệt hại nặng gây ảnh hưởng đến nguồn thu nhập và kinh tế của bà con.

Các tổn thương do mọt gây ra còn là môi trường lý tưởng để các loại nấm tấn công và lây lan, đặc biệt là bệnh xì mủ. Bà con phải tốn nhiều chi phí trong việc phòng và trị bệnh cho vườn.

Mọt đục cành còn có khả năng sinh sản nhanh chóng và lây lan mạnh mẽ, chúng có thể di chuyển từ cây này sang cây khác để gây hại. Nếu không được kiểm soát kịp thời, chúng có thể bùng phát thành dịch tàn phá vườn cây.

 

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Trồng cây với khoảng cách thích hợp, không trồng với mật độ quá dày, hạn chế lây lan của mầm bệnh và cây có không gian sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Cắt tỉa cành, tạo tán, cắt tỉa bỏ những cành khô ốm yếu, cành nhỏ li ti không có khả năng cho trái, cành nằm sát mặt đất… đem tiêu hủy ngay để vườn thông thoáng, cây hứng được nhiều ánh nắng, quang hợp tốt,…

Tưới nước cho cây với lượng nước thích hợp, lượng nước vừa đủ, tránh vườn cây quá khô hay quá ướt trong thời gian dài, không nên tưới một lượng nước quá nhiều trong 1 lần…

Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện sự tấn công của sâu bệnh hại, có biện pháp xử lý và phòng trị kịp thời. Phun xịt thuốc phòng trị bệnh và côn trùng gây hại cho vườn định kỳ.

Vệ sinh vườn, dọn cỏ, rác, tàn dư của mùa vụ trước để hạn chế sự trú ngụ của các loại côn trùng gây hại. Nhà vườn nên dọn cành khô ra khỏi vườn, vì đây chính là nơi mọt sinh sản và sinh trưởng.

Không nên sử dụng phân hóa học, nên sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh để bón cho cây giúp cung cấp dinh dưỡng, giúp cây xanh, khỏe, tăng sức đề kháng.

Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, phân thuốc có tính mát để phun phòng trừ bệnh, côn trùng gây hại định kỳ.

Bà con có thể sử dụng thuốc SÂU MỌT RỆP kết hợp với thuốc RẦY SỐ 1 pha cho 400 - 450 lít nước để phòng trị mọt đục thân, cành sầu riêng.

Đối với những vị trí mọt gây hại nặng, vết đục lớn bà con có thể sử dụng 100ml thuốc SÂU MỌT RỆP kết hợp với 1 gói thuốc TRỊ BỆNH pha cho 1 lít nước để bôi trực tiếp lên vết mọt đục. Khi bôi thuốc, hơi thuốc sẽ gây độc cho mọt, giúp phòng trừ mọt và trị các loại nấm bệnh từ vết đục gây ra.

 

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.   

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo