NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH NẤM BỒ HÓNG TRÊN BÔNG VÀ TRÁI NON:
Bệnh là do một loại nấm gây ra.
Điều kiện thời tiết độ ẩm cao, môi trường ẩm ướt kết hợp với nền đất dày, vườn rậm rạp, ít hoặc không đủ ánh sáng, thoát nước kém có thể giúp nấm bồ hóng phát triển và lây lan nhanh dễ dàng.
Các loài côn trùng gây hại tấn công như nhện đỏ, rệp sáp, rầy chổng cánh, rệp vừng, bọ phấn trắng, rầy xanh.. sẽ tiết ra chất dịch, chất này thu hút nấm bồ hóng đến gây hại cho cây.
Khi nấm tấn công trên diện rộng trong khu vườn nếu không có biện pháp xử lý nấm bệnh đúng lúc sẽ để lại hậu quả nặng nề. Tuy bệnh nhìn sơ thì biểu hiện rất đơn giản nhưng hậu quả rất nghiêm trọng.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT:
- Trên cuốn hoa và trái thường xuất hiện dưới dạng đàn nấm màu đen hoặc nâu nhạt (Đính kèm hình ảnh nhận biết dưới bài viết).
- Các chùm hoa khi bị nấm bệnh tấn công thường sẽ có màu sắc khác biệt hơn so với các bông hoa không bị nấm bệnh, cuốn hoa và bông tối màu.
TÁC HẠI CỦA NẤM BỒ HÓNG TRÊN BÔNG VÀ TRÁI NON SẦU RIÊNG:
Trên hoa ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa, giảm khả năng thụ phấn, thụ phấn kém không điều, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, làm giảm khả năng đậu trái sau xổ nhụy.
Trên trái non sau xổ nhụy, ảnh hưởng đến khả năng đậu trái sau xổ nhụy, làm rụng trái, trái kém phát triển, méo mó, mất thẩm mỹ và mất giá trị thương phẩm.
Chúng có thể làm tắc nghẽn các mạch dẫn nước và dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của hoa và trái.
Khi nấm tấn công trên diện rộng trong khu vườn nếu không có biện pháp xử lý nấm bệnh đúng lúc sẽ để lại hậu quả nặng nề. Tuy bệnh nhìn sơ thì biểu hiện rất đơn giản nhưng hậu quả rất nghiêm trọng.
BIỆN PHÁP PHÒNG NẤM BỒ HÓNG TRÊN BÔNG VÀ TRÁI NON:
Lượng bông trên cây để cân đối không quá dày đặt, hoa sao khi xổ nhụy nếu không tự rụng cách hoa được nên có biện pháp hỗ trợ, đẻ cách hoa rớt tạo sự thông thoáng cho chùm hoa. Lưu ý là bông sao xô nhụy, nhà vườn nên quét dọn góc tránh trường hợp các loại sâu bệnh gây hại.
Không trồng cây với mật độ quá dày.
Thường xuyên thăm vườn, dọn cỏ, rác, tàn dư trong vườn,… để vườn có nhiều ánh nắng, độ ẩm trong vườn không qúa cao.
Cắt tỉa cành thường xuyên, những cành li ti không có khả năng cho trái, cành khô ốm yếu, cắt tỉa tạo tán sao cho ánh sáng nắng có thể chiếu vào thân qua những kẽ lá cho vườn luôn thông thoáng tránh ẩm độ.
Chú ý lượng nước tưới, không nên để đất quá khô hay quá ướt trong thời gian dài, chú ý lượng nước tưới vào mùa mưa, không tưới quá nhiều vào gốc cây, tưới nước xung quanh tán cây.
Có thể pha nước cùng với xà phòng để phun lên tán cây làm trôi đi nấm bồ hóng. Dùng chanh, bạc hàng pha với nước để phun cũng là cách để rửa trôi nấm.
Thăm vườn thường xuyên và theo dõi tình hình bệnh xuất hiện trên vườn cây để kịp thời phát hiện nấm bồ hóng và giải quyết bệnh ngay để tránh tình trạng bị bệnh nặng.
Phun định kỳ các loại thuốc phòng trừ nấm bệnh, côn trùng gây hại như rệp rầy, nhện… tránh để vườn cây bị bệnh quá nặng rồi mới bắt đầu phòng trị.
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, phân thuốc có tính mát để phun phòng trừ bệnh, côn trùng gây hại định kỳ.
Bà con có thể sử dụng thuốc 1 CHAI RẦY BỌ TRĨ kết hợp với 2 GÓI EMA CỐM pha cho 400 - 400 lít nước để phòng trị nấm bồ hóng trên bông và trái non trên sầu riêng.
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.