Chôm chôm là một trong những cây ăn trái đặc sản của nhiều nước, ở nước ta chôm chôm được phát triển từ lâu đời và ĐẶC BIỆT ở các tỉnh phía nam. Thế nhưng với người trồng chôm chôm đã phải đối mặt với một số bệnh hại trên cây trồng này. Trong đó bệnh thường gặp, đáng kể hơn hết là bệnh phấn trắng và làm thế nào để có thể phòng bệnh này hữu hiệu. Nếu để bệnh xuất hiện quá sớm sẽ ảnh hưởng đến số lượng bông và trái sẽ rụng nhiều, bệnh xuất hiện trễ sẽ làm năng xuất trái kém đi
NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH:
- Bệnh phấn trắng do nấm gây ra. Chúng gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như cành non, lá non, hoa và trái non. Bệnh phát triển mạnh trong giai đoạn chôm chôm ra hoa, trái non, nhất là trong mùa mưa.
- Phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 25–32°C, độ ẩm cao, đặc biệt trong những giai đoạn đầu mùa khô có sương mù sáng hoặc mưa nhỏ rải rác.
- Những vườn rậm rạp, ít được tỉa cành thông thoáng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan và phát triển nhanh chóng.
BIỂU HIỆN CỦA BỆNH:
+ Trên lá non: Bề mặt lá cây chôm chôm bao phủ một lớp nấm màu trắng xám, nấm trắng phát triển trên cả 2 mặt lá, làm cho lá bị xoăn, còi cọc, rụng dần và cuối cùng là chết khô.
+ Trên bông : Giống như lá, cả hoa, phát hoa đều bị bao phủ bởi một lớp nấm màu trắng xám, làm cho hoa bị khô, đen và rụng dần đi.
+ Trái non: Không chỉ tấn công lá, hoa mà nấm bệnh còn tấn công cả trái non đến trái lớn, trái chôm chôm non cũng bị bao phủ một lớp phấn màu xám trắng, khi nắm xâm nhập vào trái, làm trái bị khô đen và rụng từ ít đến diện rộng tùy mực độ ảnh hưởng của bệnh . Nếu bệnh phấn trắng chôm chôm tấn công ở giai đoạn trái trưởng thành sẽ làm cho râu trái bị khô, đổi màu đen, gây hiện tượng râu kẽm ở trái chôm chôm, trái bị nhiễm bệnh kém phát triển, cơm mỏng.
TÁC HẠI:
- Bệnh phấn trắng trên trái chôm chôm có khả năng gây hại trên nhiều bộ phận như lá non, cành non, hoa, trái non và sau cùng là rụng khỏi cây. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp của cây. Bệnh tấn công vào giai đoạn trái non sẽ làm cho quả không chín được, ngoài ra bệnh cũng làm cho quả non teo, khô và rụng đi gây mất năng suất.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH:
+Tránh bón thừa đạm, giử độ ẩm quá cao , tỉa cành thông thoáng, tránh ngập úng cho cây, tỉa bỏ các cành khuất trong tán, Thu gom và tiêu huỷ toàn bộ những bộ phận cây bị nhiễm bệnh phấn trắng.
+Trồng ở mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều tạo bóng râm gây ra độ ẩm cho cây.
+ Ngoài ra khuyến cáo bà con nên sử dụng thuốc Sạch bệnh + Rầy số 1+ Trị bệnh+ Tăng lực kết hợp phun cho cây pha 400 – 500 lít nước phun cho cây
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.