CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG SAU THU HOẠCH

           Sau một vụ trái, cây sầu riêng thường rất dễ bị suy yếu, dễ rụng lá và đó là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh hại tấn công. Sau một giai đoạn dài từ khi xử lý ra hoa đến nuôi trái và thu hoạch, cây sầu riêng đã rất mất sức, suy kiệt và trở nên nhạy cảm. Thêm vào đó khi bà con cắt nước để làm bông cũng khiến cho cây bị chịu ảnh hưởng nặng nề. Chưa kể là sự tác động của những hóa chất kích thích trong quá trình sinh trưởng, hiện tượng cây bị ngộ độc phân vô cơ làm cây suy kiệt, sức chống chọi kém đi. Với những cây phải mang quá nhiều trái, mỗi lần bà con cắt tỉa cũng tạo nên vết thương cho cây. Nếu không được chăm sóc để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì mùa vụ tiếp theo năng suất sẽ giảm sút cho nên vì sao  của việc chăm sóc sầu riêng sau khi thu hoạch cực kì quan trọng và cần thiết cho cây . Việc phục hồi sức khỏe, sự sinh trưởng của cây sầu riêng, kích thích cho cây đâm đọt, ra lá khỏe mạnh để nuôi hoa, trái trong mùa vụ kế tiếp là rất quan trọng.

 

         Cách tốt nhất để phục hồi cây sầu riêng sau mỗi vụ thu hoạch cần cho cây sầu riêng nghĩ ngơi từ 10 đến 15 ngày. Đó là giai đoạn để căng bằng thể chất lại và không dễ bị sốc khi bắt đầu thúc phân đón vụ tiếp theo.

         Vào giai đoạn này nên chú ý đến việc dọn dẹp xung quanh vườn, đặc biệt là dọn dẹp cỏ , các cành cây khô oai mục để vườn thông thoáng và hạn chế côn trùng tấn công cây ở giai đoạn nhạy cảm này.

CẮT TỈA CÀNH - TẠO TÁN :

- Để cây sầu riêng nhanh chóng được phục hồi bà con nên chăm sóc có quy trình thật kĩ để cây có thể cung cấp  được dinh dưỡng trước tiên là  cắt tỉa các cành sâu bệnh, các cuốn còn lại trên thân, tỉa cành già yếu, cành khô và để hạn chế nứt thân xì mủ bà con nên cắt tỉa các cành mọc dưới thấp  mọc thấp hơn tính từ mặt đất lên 1m, để cây thông thoáng, không gian rộng đầy đủ ánh nắng len vào cây.

- Khi đã cắt tỉa cành xong bà con dùng vôi  bột pha nước quét xung quanh thân cây từ mặt đất lên 1m để phòng trừ sâu bệnh hại và giúp khử khuẩn. Tỉa cành còn giúp kích thích cho cây sầu riêng ra đọt tập trung, giúp thúc đẩy cho cây phục hồi nhanh khả năng sinh trưởng để phục vụ cho vụ tiếp theo. 

CẢI TẠO ĐẤT - BÓN PHÂN:

- Sau một mùa vụ mà nhà nông sử dụng rất nhiều phân bón, đặc biệt là 1 tháng trước khi thu hoạch. Cộng với việc xiết nước cuối thời điểm thu hoạch làm mặt đất khô, chai cứng, khả năng hấp thu nước kém, bà con nên: xới nhẹ bề mặt để đất tơi xốp giúp tăng số lượng vi sinh vật có lợi, phần khác giúp cây dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, bón vôi giúp giảm độ chua của đất và sát khuẩn cho vườn.

- Để phục hồi nhanh, yếu tố dinh dưỡng gần như là quan trọng nhất. ngoài việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như đồng , kẽm , canxi , ma nhê và một số hoạt chất khác....Trong đó Phân bón không chỉ giúp phục hồi cây mà còn là yếu tố quyết định cho việc truyền , lưu dẫn và đưa các chất dinh đưỡng di chuyển lên toàn phần của cây, còn giúp nâng cao năng xuất đến vụ trái tiếp theo. Bón phân hữu cơ, vi sinh , cải tạo đất giúp cải tạo đất tơi xốp, màu mỡ, sinh sản ra các chất dinh dưỡng, thông thoáng, tăng số lượng vi sinh vật có lợi và hấp thu phân bón tốt hơn.

TƯỚI NƯỚC:

- Sau khi thu hoạch để cây phục hồi nhanh chóng, bà con cần cung cấp lượng nước đầy đủ cho cây sầu riêng vào mùa khô, giúp rễ hấp thu hiệu quả nhưng cũng cần đảm bảo hệ thống thoát nước tốt khi mưa xuống để tránh ngập úng và phát sinh mầm bệnh ở trong đất gây ra bệnh thối rễ trên cây. Việc đảm bảo nguồn nước còn giúp cây hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng từ đó cây sẽ nhanh phục hồi.

CHĂM SÓC RỄ:

- Để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng tốt, bà con nên kích thích phát triển rễ sau khi thu hoạch. Bởi thời gian nuôi trái, rễ đã bị nhiều tổn thương và thiếu chất dinh dưỡng. Nông dân nên sử dụng chế phẩm kích rễ để phát triển rễ, rễ khỏe thì cây mới khỏe; và khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng tốt hơn.

XỬ LÍ NẤM BỆNH:

- Sẽ dễ dàng nhìn thấy trên thân, cành, lá có nhiều đốm xanh rong rêu ,đốm đỏ cam trên lá thì đây là do bệnh nắm hồng . Thì đây là dấu hiệu bị nấm tấn công. trong quá trình thu hoạch sầu riêng cũng xảy ra những vết nứt hoặc trầy xước. Xử lý nấm và sâu bệnh hại sau khi thu hoạch cực kỳ quan trọng. Nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phục hồi của sầu riêng,.  Đây cũng là lý do nấm tấn công sầu riêng sau thu hoạch. Bà con  nên tiến hành phun thuốc để diệt trừ nấm. Phòng trừ các loại bênh thường xuất hiện trên cây sầu riêng như thán thư, nấm hồng, rỉ sắt,…; các loại côn trùng gây hại như  rầy xanh, nhện đỏ, bọ trĩ,…

- Giữ vườn sạch sẽ, loại bỏ các loại cây khô hoặc thảm cỏ gần vườn có thể chứa các mầm bệnh hoặc sâu bệnh, giúp ngăn chặn việc sâu bệnh lan rộng từ các nguồn khác vào vườn.

 - Cắt tỉa các cành khô , cành nhiễm bệnh , cắt bỏ cuốn còn lại trên cây , dọn tán cây sách sẽ thông thoáng. Phát cỏ , để cỏ cao trầm 10cm nếu  cỏ cao  hơn chúng ta nên phát cỏ .

- Tạo môi trường thông thoáng , đầy đủ anh sáng nắng.

 

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

 

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp. 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo