Cây cà phê là một trong những loại cây công nghiệp lâu năm, mang lại giá trị kinh tế cao và được nhiều người trên thế giới ưa chuộng trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, giờ đây cây cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực của nền nông nghiệp đặc biệt là Cao Nguyên và các tỉnh vùng cao nói riêng .Để cây cà phê phát triển ổn định mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao, thì việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà phê rất quan trọng vì cây phải đối mặt với nhiều bệnh gây hại và đặc biệt là rệp sáp ,rệp sáp là đối tượng gây hại quan trọng vì có sức tấn công lớn, có thể lan tràn thành dịch. Rệp sáp xuất hiện quanh năm, đặc biệt là trong thời tiết khô hạn kéo dài. Nếu không xử lý kịp thời, rệp sáp có thể làm cây sinh trưởng kém, hoặc nặng hơn dẫn đến suy kiệt dần và chết hoàn toàn, làm giảm năng suất và chất lượng.
ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI:
- Chúng có thể gây hại quanh năm, đặc biệt là trong thời kỳ khô hạn kéo dài, bắt đầu vào mùa mưa chúng gây hại mạnh nhất và sau đó giảm nhiều trong khoảng giữa mùa mưa.
- Rệp thường xuất hiện khi cây vào thời điểm đang nở hoa cho đến hết mùa vụ thu hoạch, rệp thường bám vào chồi non, cành lá, chùm quả, thân rê để hút nhựa cây làm khô héo, rụng bông và quả non.
BIỂU HIỆN GÂY HẠI:
- Trên lá: lá khi bị rệp tấn công sẽ mất màu, chuyển sang màu vàng hoặc nâu và héo úa, mặt trên của lá xuất hiện màng sáp màu trắng hoặc nâu và lá non thường là nơi rệp sáp tập trung nhiều nhất.
- Trên chồi non, chùm trái: rệp đẻ trứng ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm trái non. Sau khi nở rệp tìm nơi sống cố định, bắt đầu chích hút nhựa cây, làm cho chồi non, cành lá bị khô héo, rụng bông, rụng trái non, chết cành. Rệp sáp tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám trên lá, trái và cành dẫn tới cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất của vườn cây.
- Trên rễ : rệp thường sống trong đất, bám xung quanh rễ, dùng miệng chích hút nhựa cây để lấy chất dinh dưỡng. Trong quá sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp không thấm nước phủ quanh rễ cây, làm cho cây không lấy được nước và chất dinh dưỡng, cây sẽ vàng héo, suy kiệt rồi chết. Các vết thương do rệp chích hút ở phần cổ rễ, khi gặp điều kiện thuận lợi, rệp sáp kết hợp với nấm gây hại bao quanh rễ cây làm cho rễ bị hư và gây bệnh thối rễ.
TÁC HẠI:
- Rệp tấn công khiến cây giảm khả năng quang hợp dẫn đến sinh trưởng chậm, lá bị úa vàng, làm giảm khả năng quang hợp của lá; lá úa vàng; quả khô và rụng dần .
- Cây thường còi cọc, kém phát triển hoa không thể thụ phấn do rệp chích hút các chất dinh dưỡng
- Cây trở nên mỏng manh và có có thể chống chọi với các loại bệnh và tác động môi trường .Tạo điều kiện cho nấm bệnh dễ xâm nhập và tấn công
- Cây suy yếu và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm cuối cùng.
- Khi rệp sáp gây hại nặng thường xuất hiện lớp nấm muội đen bao phủ trên các chùm quả, cành mang quả và lá.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ:
- Chọn giống có năng suất cao, sinh trưởng khỏe, kháng tốt với sâu bệnh.
- Lúc cây đang ra hoa, nuôi trái nên chú ý thăm vườn kĩ khi thấy có dấu hiệu rệp tấn công phải tiến hành phun xịt thuốc xử lí ngang để bảo vệ vườn và bảo vệ năng xuất.
- Trồng cây với mật độ hợp lý, không trồng với mật độ quá dày để vườn luôn được thông thoáng.
- Thăm vườn thường xuyên, vệ sinh dọn sạch cỏ, rác quanh gốc để kiến không trú ngụ mang trứng lây lan cây khác. Cắt tỉa cành cây tạo thông thoáng đồng thời cắt bỏ những cành cành già yếu, cành bệnh,cành nhỏ li ti không cần thiết, cành mọc sát đất , cành bị gây hại nặng, đem đi tiêu hủy hạn chế sự phát triển của rệp sáp.
- Làm sạch cỏ dại, chăm sóc để cây cà phê phát triển tốt, hạn chế sự gây hại của rệp sáp.
- Khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp có thể cắt và đốt cành bị rệp.
- Có thể bảo vệ các loài thiên địch như bọ rùa đỏ, bọ rùa nhỏ, bọ mắt vàng, nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng. Những loài này sẽ giúp bà con tiêu diệt rệp sáp.
- Nếu thấy trong vườn có kiến nên diệt kiến để hạn chế kiến tha rệp sáp từ dưới gốc lên cây và từ cây này sang cây khác , đồng thời dọn sạch cỏ rác, lá cây mục xung quang gốc vì đây là nơi trú ngụ của kiến.
- Bón phân cân đối và hợp lí.
- Tưới đủ nước để hạn chế sự phát triển của rệp sáp. Trong giai đoạn ra bông và trái non cần cung cấp đủ nước để cho đất không bị khô.Tránh làm cây thiếu dinh dưỡng và suy yếu dịch bệnh dễ tấn công.
- Kiểm tra định kỳ nách lá, chùm bông, chùm quả, phần rễ gần mặt đất, để kịp thời phát hiện và xử kí khi rệp sáp xuất hiện.
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.