Bệnh cháy lá thán thư trên cây sầu riêng là một loại bệnh khá thường gặp, bệnh này gây hại chủ yếu trên lá cây, bệnh nặng sẽ làm khô lá, cháy dần và rụng sớm, trơ cành. Ngoài ra, trong giai đoạn cây ra hoa, trái thì bệnh còn làm rụng luôn cả hoa và trái non của sầu riêng rất nghiêm trọng. Bệnh cháy lá thán thư trên cây sầu riêng đã làm cho rất nhiều nhà vườn trồng sầu riêng lo lắng vì bệnh dễ xuất hiện và thường xuyên, nếu không biết cách phòng và trị bệnh kịp thời thì sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sự phát triển của cây và làm giảm giá trị thương phẩm của trái.
NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH:
- Bệnh cháy lá thán thư trên cây sầu riêng là do một loại nấm gây ra, loại nấm này cũng gây bệnh thán thư trên các loại cây trồng khác.
- Khi trong vườn có một cây bị nhiễm bệnh thì các bào tử nấm bệnh thán thư sẽ truyền theo gió, nhanh chóng lan từ cây này sang cây khác. Chúng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay mưa.
- cháy lá thán thư trên sầu riêng phát triển mạnh trong điều kiện mùa mưa, độ ẩm cao, vườn không thông thoáng, rậm rạp, ẩm ướt, ít ánh sáng, cây phát triển kém,...
- Bệnh xất hiện nhiều giai đoạn ,lá thiếu dinh dưỡng , trong lúc tạo mầm, nuôi bông và trái. Xuất hiện nhiều tại các tỉnh miền Tây nói riêng và các tỉnh ở Việt Nam nói chung
- Vườn sầu riêng ít được chăm sóc hoặc chăm sóc không đúng cách; bón quá nhiều phân bón hóa học làm độ pH trong đất giảm rễ cây kém phát triển; sử dụng quá nhiều thuốc tạo mầm, chặn đọt sầu riêng; dùng thuốc có chứa nhiều thành phần lân, đạm, kali nên làm cho bệnh dễ tấn công và phát triển , lá khô cứng từ đó dẫn đến cháy lá, đất bạc màu, thiếu các chất dinh dưỡng, hữu cơ, vi lượng, vi sinh vật,…
- Bệnh cũng phổ biến ở vườn sầu riêng trồng trên đất xấu, bạc màu, thiếu dinh dưỡng, không được cải tạo đất và không thường xuyên phòng trị nấm bệnh trong đất. Vườn cây có chế độ tưới nước không hợp lý sẽ làm bệnh nghiêm trọng hơn.
BIỂU HIỆN CỦA BỆNH:
- Bệnh thường gặp ở các lá già.
- Lúc đầu, vết bệnh thường phát sinh ở mép hay chóp lá, sau đó lan dần lên. Bệnh nhẹ thì lá bị cháy từ đuôi lá lên 1-2cm còn bệnh nặng sẽ bị cháy từ 1/3 đến nửa lá.
- Phần phiến lá có màu nâu đậm, vết bệnh điển hình là để lại các đường viền, vần hình tròn có màu nâu đậm dọc theo hai bên gân chính của lá.
- Vết bệnh cũng có thể bắt đầu từ vết thương trên lá do côn trùng, rách do gió hay do chăm sóc ,các tác động của môi trường. Bệnh nặng làm lá khô cháy dần và rụng sớm, trơ cành.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH:
- Thường xuyên thăm vườn, theo dõi tình hình bệnh thán thư xuất hiện trên lá của cây, nhất là khi vào mùa mưa để có biện pháp phòng và trị kịp thời, tránh trường hợp bệnh chuyển nặng rồi mới bắt đâu trị bệnh.
- Nên dọn dẹp vườn thông thoáng, vệ sinh vườn sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh, tạo tán, cắt tỉa bỏ những cành bị sầu bệnh,cành có góc lơi 45* độ , cành nằm khuất trong tán lá, không có khả năng cho trái, cành cách mặt đất từ 0.5-1m, cành khô ốm yếu…Những cành, lá bị bệnh thán thư nặng thì nên nhanh chống cắt bỏ và tiêu hủy ngay để tránh sự lây lan. Chăm sóc cây chu đáo để cây có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, mùa vụ bội thu.
- Tưới nước cho cây sầu riêng với lượng nước vừa đủ và đúng thời điểm, không nên tưới cây vào lúc chiều mát, nên tưới nước xung quanh tán cây, hạn chế tưới quá nhiều nước vào phần góc của cây, tránh để đất quá khô hoặc quá ướt trong một thời gian dài. Trồng cây trong môi trường thoáng mát, khoảng cách giữa các cây là từ 6 – 9m để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh, vườn cây phải thông thoáng, có đủ ánh sáng để cây quang hợp tốt, có độ che phủ cỏ vừa phải.
- Nên sử dụng phân bón cải tạo đất, phân bón hữu cơ, phân vi sinh,… để tăng dưỡng chất và lượng vi sinh vật trong đất, đất sẽ được phì nhiêu, màu mở… cây xanh tốt, có sức đề kháng chống lại nấm bệnh và côn trùng gây hại. Xới nhẹ đất ở phần gốc cây giúp đất thông thoáng. Không nên dùng quá nhiều phân bón hóa học và bón dư đạm.
- Nên phùng phòng nấm bệnh và côn trùng gây hại định kỳ.
=> Quý bà con có thể sử dụng thuốc PHÒNG TRỊ BỆNH kết hợp với thuốc VI LƯỢNG VL1 pha với 400 – 450 lít nước tưới xung quanh gốc cây và tán lá để giúp ngăn ngừa nấm bệnh phát tán. Nên tưới cho cây khi thấy bắt đầu có dấu hiệu bị bệnh cháy lá thán thư.
=> Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ đem lại hữu ích cho quý nhà vườn !
*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.
*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.
Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!
► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !
Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp.