TẨY RONG RÊU TRÊN THÂN CÂY

   Rong rêu bám trên thân cây trồng là hiện tượng phổ biến, xuất hiện rất nhiều trên những vườn cây lâu năm, vườn rậm rạp, không thông thoáng và xuất hiện nhiều vào mùa mưa , ẩm độ cao . Rong rêu không gây nhiều tác hại cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu rong rêu phát triển quá dày đặc sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển, hô  hấp và trao đổi chất của cây.

Rêu là loài thực vật thân mềm, không có rễ, chúng gây hại hầu hết các loại cây trồng khác, cũng không cần đất để phát triển, thay vào đó chúng sẽ hấp thụ lượng nước cần thiết từ độ ẩm không khí. Đối với cây lâu năm rong rêu gây rất nhiều tác hại trên thân cây Những cơn mưa đầu mùa đã bắt đầu rải rác khắp mọi vườn cây ăn trái, tuy nhiên ngoài khả năng cung cấp một lượng nước tưới dồi dào cùng điều hòa nhiệt độ thì lượng mưa kéo dài cũng gây ra những hệ lụy không nhỏ. Một Trong những bệnh mà chúng ta tưởng chừng như vô hại đối với cây ăn trái đó chính là rong, rêu mảng bám trên thân, cành, lá. Mặc dù rong rêu không là nguồn bệnh khiến cây chết liền một nhanh chóng, tuy nhiên nó chính là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh khác, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

NGUYÊN NHÂN:

- Độ ẩm tăng cao cùng với việc vườn cây ít được chăm sóc, thân cành rậm rạp, không được cắt tỉa, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh, sâu hại phát triển.

- Vườn sử dụng nhiều phân bón lá, đặc biệt phân có hàm lượng đạm cao tạo điều kiện cho rong rêu phát triển nhiều. Khi bón phân, gốc dư đạm sẽ tạo điều kiện cho rong rêu xuất hiện trên nền đất. Đối với vườn cây ăn trái trồng rậm rạp, không có ánh sáng, ánh nắng chiếu vào nhiều sẽ làm cho độ ẩm trong vườn tăng, đây chính là môi trường yêu thích để rong rêu sinh trưởng và phát triển. Rong sẽ đi từ phần rễ, gốc đi lên thân, cành sau đó loan đến nhánh. 

- Độ pH đất thấp và đất bạc màu, nguồn đất bị nghèo dinh dưỡng, bón phân bón hóa học quá mức, đất nén chặt cũng là điều kiện chính khiến rong rêu phát sinh.

- Sử dụng quá nhiều phân bón hóa học.

- Vườn sử dụng nhiều phân bón lá, đặc biệt phân có hàm lượng đạm cao tạo điều kiện cho rong rêu phát triển nhiều. 

- Cây trồng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, việc kém dinh dưỡng sẽ làm cho cây trồng kém phát triển. Khi cây trồng kém phát triển sẽ là cơ hội để cho rong rêu, địa y, nấm ký sinh vào cây trồng.

BIỂU HIỆN:

- Bệnh thường phát triển trên các thân cây già, cây có tán lá rậm rạp, ẩm độ cao, trên các  lớp mô vỏ. 

- Trên lá: Khi cây bị bệnh nặng thì nguồn rong rêu không chỉ dừng ở thân cành mà còn phát rộng ra đến lá, tạo thành những đốm bám dày trên bề mặt lá.

- Trên thân, cành: Xuất hiện những mảng bám màu xanh hoặc xanh xám, lúc đầu những vết rong xuất hiện tại các vị trí có ẩm độ cao như gần gốc, mặt dưới cành sau đó lan rộng dần, bám dày đặt trên cây.

TÁC HẠI:

- Lớp rêu phủ trên bề mặt thân, cành có độ ẩm cao là nơi giữ các bào tử nấm, mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh và côn trùng chích hút lưu trú và phát triển gây bệnh cho cây trồng.

- Chúng không hút dinh dưỡng của cây nhưng chúng bó chặt cây trồng khiến cây suy yếu, khô cành, gãy cành. Dẫn đến cây yếu dần và lụi tàn.

- Nếu rêu phát triển mạnh phủ kín bề mặt thân, cành, lá sẽ ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, trao đổi chất dinh dưỡng, làm giảm sự tăng trưởng và phát triển của cây.

- Bên cạnh đó khi bà con bước vào thời kì chuẩn bị làm bông vụ nghịch, trong thời điểm mùa mưa, nếu không xử lý rong kịp thời sẽ ảnh hưởơng rất lớn trong vấn đề ra mắt cua, gây nghẽn mắt cua, và mắt cua không đạt chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình làm bông.

- Rong rêu còn gây khó khăn trong quá trình thu hoạch vào mùa mưa bởi tính trơn trượt mà chúng tạo ra.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ:

- Đối với vườn cây trồng đặc biệt là vườn cây ăn trái, việc rửa vườn, rửa nền đất sạch sẽ chính là cách mà chúng ta rửa sạch bào tử nấm, từ đó ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh trong vườn.

- Việc tẩy rong rêu trên cây sẽ giúp cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đầy đủ sức đề kháng để chống lại các loại bệnh hại và côn trùng.

- Tăng cường thoát nước cho cây trồng trong vườn như đào rãnh, mương hoặc đắp mô.

- Cắt tỉa cành thường xuyên để tạo khoảng trống cho ánh nắng mặt trời chiếu vào nhằm làm giảm độ ẩm trong vườn.

- Kiểm tra bộ rễ, điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp để cung cấp cho cây lượng dinh dưỡng cần thiết, giúp cây khỏe mạnh.

- Trồng cây với khoảng cách hợp lý, tránh trồng cây với mật độ dày để vườn có đủ ánh sáng. Trong vườn nên để cỏ che phủ với độ cao vừa phải.

- Nên sử dụng các loại phân cải tạo đất, phân hữu cơ, phân vi sinh,… để tăng dưỡng chất và tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất, để đất được phì nhiêu, màu mỡ. Giúp cây tăng sức đề kháng chống lại nấm bệnh và côn trùng gây hại.

- Bà con có thể dùng vôi để quét lên thân, cành cây là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của rong rêu, côn trùng, nấm mốc và một số loại bệnh gây hại đến sức khỏe của cây

- Tăng độ pH trong đất.

FNgoài ra bà con có thể sử dụng 1 CHAI SẠCH BỆNH + 4 -5 GÓI TRỊ BỆNH pha 400 – 450 lít nước phun cho cây

 

 

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp

 

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo