XANH CÂY GIÀ LÁ NUÔI TRÁI SẦU RIÊNG

Sầu riêng ở nước ta không ngừng mở rộng, góp phần làm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thì cây sầu riêng  sẽ bị còi cọc, ốm yếu , chm phát triển , trong giai đoạn nuôi hoa và trái sẽ bị hiện tượng rụng hoa và trái non, chai sượng múi, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng .Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái đặc biệt là dinh dưỡng phù hợp cho cây sầu riêng giai đoạn này vô cùng quan trọng gắn liền với chất lượng của trái sầu riêng.

ĐỐI VỚI LÁ :

- Lá cây là bộ phận quan trọng thiết yếu đối với tất cả cây trồng. Chức năng chính của lá cây là quang hợp, giao tiếp với biến đổi môi trường ,bảo vệ ,hấp thụ nước ,tạo năng lượng, trao đổi khí và hô hấp. Ngoài ra ở lá còn có chức năng sinh sản dinh dưỡng, dự trữ dinh dưỡng để nuôi trái hoặc tự vệ.

- Lá sầu riêng thuộc nhóm lá rộng với mặt trên có màu xanh thẩm (chứa nhiều diệp lục), mặt dưới có màu nâu .  Khi còn non có màu đồng khi già chuyển sang màu xanh. Lá mọc so le , thuộc loại lá đơn, có phiến lá thuôn dài. Cây càng trưởng thành thì các cành lá của cây sẽ nằm càng ngang ra tạo nên tầng lá hình tháp.

- Ở cây sầu riêng việc nuôi dưỡng được một tán lá đẹp xem như đã thành công một nữa trong việc chăm sóc cây sầu riêng..Một năm cây sầu riêng ra rất nhiều đợt lá, trung bình 4 – 5 lần ở cây giai đoạn phát triển , ở những cây lâu năm quá trình này diễn ra chậm hơn, khoảng 1 – 3 lần trên năm. Cây sầu riêng khoẻ mạnh thì thân to rắn chắc, lá to dày, xanh bóng, lá phủ cánh các cành, tán lá mọc đều về các hướng tạo thành hình chóp. Cây sầu riêng khi không đủ dinh dưỡng, yếu sẽ có bộ lá kém phát triển, lá nhỏ cành xơ xác rụng sạch lá, lá còn lại thì ngã vàng sau đó dễ rụng.

- Thông thường bà con chỉ chú trọng cho việc ra hoa đậu trái lại quên mất đi không có lá thì lấy đâu dinh dưỡng để nuôi trái, và cách chăm sóc lá như thế nào mời quý bà con cùng theo dõi :

-Không nên để vườn quá rập rạp, sẽ bị cạnh tranh ánh sáng

-Cắt tỉa các cành mọc vượt, cành có gốc 45* độ, cành mọc đan vào nhau, các cành bơi li ti không cần thiết.

-Không nên để cây quá khô hạn, chủ động trong việc tưới nước thường xuyên với mật độ nước vừa phải.

- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện dịch hại kịp thời xử lý, dọn cỏ theo chu kì.

-Đề phòng các loại côn trùng gây hại cho lá như: rầy xanh tấn công đọt non; nhện đỏ tấn công lá già; bọ trĩ chích hút chồi non

-Bón phân hữu cơ, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn 

ĐỐI VỚI CÂY:

Cung cấp nước:

- Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái đây là giai đoạn cây bắt đầu phát triển từ trái non lớn dần đến khi chín (khoảng tầm 3 đến 4 tháng tùy vào khí hậu và địa chất đất khác nhau ). Thời kỳ này rất quan trọng quyết định mùa vụ thu hoạch quả có chất lượng hay không, năng suất có bội thu hay giảm sút của các chủ vườn trong mỗi mùa vụ. Nếu không chăm sóc tốt cho cây, cung cấp nguồn nước không đầy đủ hoặc lượng nước quá dư thừa thì cây sẽ có hiện tượng bị rụng trái non, chậm lớn trái,…gây ảnh hưởng đến mùa vụ và giảm năng suất. việc cung cấp nước cho cây rất quan trọng mà các chủ vườn nên lưu ý.

- Tưới đủ nước cho cây sầu riêng đặc biệt trong thời kì quả lớn nhanh(khoảng 70-90%). Đây là thời kỳ nên cung cấp nước thường xuyên để giúp trái phát triển khỏe mạnh đạt chất lượng tốt. Nước còn đóng vai trò tất yếu trong quá trình quang hợp cho cây, làm cho cây hấp thụ chất dinh dưỡng, trao đổi chất và duy trì các tế bào nuôi sống cây. Lượng nước đủ và phù hợp sẽ giúp cây tăng cường hệ miễn dịch chống chịu những điều kiện thời tiết nóng bức và khắc nghiệt điều này cũng giúp cây tươi tốt tránh bệnh tật gây ảnh hưởng đến trái

-Cần tưới đều và nhẹ nhàng cho cây: nước đều ở xung quanh tán cây ,bung nhẹ gốc cây mật độ ít , tránh tưới lên hoa và quả non vì sẽ làm tổn thương chúng.

-Tưới vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát: Khi tưới vào 2 thời điểm này giúp làm giảm thiểu sự bay hơi của nước và đảm bảo hơn trong việc cây nhận được đủ nước

-Ở thời kì trái đang chuẩn bị chín độ ẩm chỉ khoảng 50-60% nên điều chỉnh lượng nước không nên tưới nhiều sẽ làm giảm chất lượng quả ( cơm sầu sẽ nhão, trong múi sầu sẽ xuất hiện các chấm nhỏ màu xám do dư nước) và quả sẽ lâu chín. Trong tình trạng cây đang thiếu nước và độ ẩm không đảm bảo tuyệt đối không được tưới nước một cách dồn dập mà phải tưới từ từ để cây thấm hút nước tránh tình trạng cây bị sốc nước.

Cung cấp dinh dưỡng:

- Nhiều nhà vườn sau khi cây xổ nhụy xong không dám đi nước và bón phân lại cho cây vì sợ cây đi đọt dẫn đến rụng trái. Nhưng nếu trong giai đoạn này không cung cấp nước và các hoạt chất thiết yếu cho cây giữ trái ,  nuôi trái thì cây sẽ thiếu dinh dưỡng dẫn   đến suy cây, cây yếu dần và bị rụng trái non.

- Trong suốt thời kỳ phát triển của trái, chiếm phần quan trọng, có rất nhiều yếu tố tác động làm tác động đến trái làm trái bị rối loạn sinh dẫn đến  bị rụng trái sinh lý, làm cho cơm sầu bị sượng. Trái bị sượng có thể do bà con bón thừa đạm, dư nước, mật độ trái quá dày gây nên sự cạnh tranh dinh dưỡng làm cho lá mất dinh dưỡng, trái phát triển kém. Hoặc do bà con cung cấp dinh dưỡng không cân đối hay do sâu bệnh gây hại cũng có thể làm cho trái bị sượng, cháy muối, chất lượng giảm.

=> NGOÀI RA KHUYẾN CÁO BÀ CON NÊN SỬ DỤNG THUỐC:

PHÒNG BỆNH kết hợp VI LƯỢNG VL1 pha với 400-450 lít nước phun cho cây, giúp  cây sạch bệnh, bổ sung khoáng chất cung cấp chất dinh dưỡng cây phát triển mạnh lá xanh mướt, trái xanh bền đẹp.

 

*** Khuyến khích nhà vườn thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc - Đúng liều - Đúng lúc - Đúng cách khi sử dụng thuốc.

*** Khuyến khích bà con trang bị dụng cụ bảo hộ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun xịt thuốc.

Kính chúc quý ông bà cô chú anh chị nhà vườn sẽ có vụ mùa năng suất cao và bội thu!

► Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác, xin mời các bạn truy cập vào trang web Thiên Hà WTO của chúng tôi mỗi ngày nhé !  

 Nguồn : Thiên Hà WTO Tổng Hợp

Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo