Có nhiều loại cây trồng bị nhiều loài côn trùng và nấm tấn công một cách riêng lẻ hoặc cùng kết hợp, khiến cây bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau, gây hư hại nghiêm trọng cho sản xuất và đôi khi làm chết cả cây trồng. Tuy nhiên xét về mức độ tổn thất thì sâu hại gây ra lớn hơn nhiều so với bệnh hại gây ra.
Đặc biệt sâu đục thân là một bệnh hại nguy hiểm, chúng tấn công và làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển, cho năng suất của cây. Để ngăn ngừa tình trạng sâu đục thân gây hại trong quá trình canh tác bà con cần nắm rõ biểu hiện của bệnh và cách đặc trị sâu hợp lý. Do vậy phòng chống sâu bệnh gây hại là một nhiệm vụ quan trọng trong kỹ thuật canh tác cây trồng hiện nay.
1. Đặc điểm gây hại của sâu đục thân
► Sâu ăn lớp vỏ mềm giữa thân và vỏ cứng bên ngoài nên khi sâu gây hại nhiều hoặc ăn quanh thân cây sẽ làm cho cây không vận chuyển nước và dinh dưỡng sẽ làm cây chết.
► Khi bị ít cây sẽ kém phát triển, hoa ra nhiều nhưng tỷ lệ đậu rất ít. Sâu quá nhiều trên 1 cây và những vườn ít quan tâm không tiêu diệt sâu kịp thời thì cây sẽ bị chết rất nhanh.
► Đường đi của sâu rất ẩm ướt, nó tạo điều kiện để nấm bệnh tấn công vào cây.
2. Biểu hiện của sâu đục thân hại cây
⇒ Đối với cây trồng :
- Sâu đục thân tấn công và ẩn nấp bên trong thân cây , nếu không quan sát kĩ thân cây thì rất khó phát hiện ra chúng.
Sâu đục thân gây hại cây trồng
- Tại những vị trí sâu xâm nhập vào thân cây, sẽ để lại những lỗ nhỏ, xung quanh miệng lỗ có lớp bột màu nâu như mùn cưa. Đó chính là phân sâu đùn ra. Quan sát kĩ lớp vỏ ngoài của thân cây tại đó đã có sự đổi màu nâu vàng hoặc đen sạm. Quan sát thẳng dưới gốc cây sẽ thấy một lượng lớn mùn cưa rơi xuống.
- Cây có biểu hiện lạ như héo hay đột nhiên chậm phát triển. Thì rất có thể cây của bạn đã bị sâu đục thân một thời gian rồi.
⇒ Đối với cây lúa :
- Sâu đục thân có thể được xem là rất nguy hiểm, bởi vì khi bà con phát hiện triệu chứng trên cây lúa thì cũng là lúc sâu đã chui vào bên trong thân, rất khó để tiêu diệt do thuốc rất khó tiếp xúc với sâu mà cây lúa cũng đã tổn thương.
- Cụ thể, khi lúa đẻ nhánh thì sâu sẽ đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong, phá hại chức năng dẫn nhựa làm cho lá non chuyển sang màu vàng và héo khô. Đến lúc lúa đứng cái làm đòng, sâu tập trung phá hại phía trong bẹ và đục vào ống, làm hỏng đòng lúa.
- Thời kỳ trổ bông, sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông, bông lúa không trổ hoặc nếu trổ thì các hạt bị lép trắng (bạc bông). Từ những dẫn chứng cụ thể, chúng ta có thể thấy nếu lơ là để sâu tấn công mạnh thì năng suất lúa sẽ sụt giảm rất nhiều.
3. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ :
- Quản lý sâu bệnh tốt
- Tỉa cành, tạo tán, thông thoáng
- Sử dụng phân bón hợp lý, tránh thừa đạm
- Can thiệp bằng những loại thuốc lưu dẫn mạnh, hiệu quả cao và kết hợp sử dụng thêm tuyến trùng F1 để diệt ấu trùng của sâu, mọt trong lòng đất, sẽ không sinh sôi và phát triển nhiều nữa.
+
*** Lưu ý : Thuốc gây độc đối với thủy hải sản, tránh xa tầm tay trẻ em và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
► ƯU ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM :
LEDAN 4GR ( TUYẾN TRÙNG F1 ) có thành phần là Cartap Hydrochloride.Với công dụng là thuốc trừ sâu rầy kháng thuốc với hoạt chất mới nhất Cartap.
► Thuốc tiêu diệt nhanh sâu rầy kháng thuốc.
► Thuốc có tính nội hấp và tiếp xúc lưu dẫn cực lâu.
► Đặc trị sâu đục thân hại lúa.
ACOTRIN 440EC ( Sâu, Mọt, Rệp ) có thành phần là Profenofos, Cypermethrin. Có công dụng : Thuốc là sự kết hợp hoàn hảo bởi 2 hoạt chất Profenofos và Cypermethrin, có tác dụng nội hấp, tiếp xúc vị độc, hiệu lực trừ sâu, nhện nhanh kéo dài. Đối với nhện đỏ, bọ trĩ, rệp muội, rệp sáp trên cây công nghiệp. Sâu cuốn lá, bọ trĩ trên lúa.
⇔ Kết hợp 2 sản phẩm sẽ giúp lưu dẫn mạnh, hấp thu nhanh và diệt chết sâu đục thân nhanh, giúp bảo vệ cây trồng và tăng năng suất vụ mùa. Nếu có cần hỗ trợ gì về kỹ thuật chăm sóc cũng như phòng trị Sâu đục thân hiệu quả nhất, bà con liên hệ số hotline 0785 288 289 để được Thiên Hà WTO hỗ trợ nhé !
- Bài đăng đã được phê duyệt bởi Công Ty CP XNK Thiên Hà WTO
- Người đăng bài : Giang Thanh