CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 2 ĐẾN 4 NĂM TUỔI

Sầu riêng là loại cây thân gỗ, vỏ mỏng. Cây có tán to và rộng phía dưới, càng lên trên phần ngọn thì càng nhỏ dần nhìn như hình nón. Sầu riêng là loại cây nhiệt đới, ưa thích khí hậu nóng, độ ẩm không khí cao. Trái sầu riêng là đặc sản nổi tiếng ở Việt Nam nói riêng và cả Đông Nam Á nói chung, trái sầu riêng được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến. Sầu riêng không chỉ là loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Mà nó còn mang đến nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe của người dùng. 

Ngày đăng: 24-04-2024
PHÒNG TRỊ NỨT GAI TRÊN TRÁI SẦU RIÊNG

Sầu riêng là loại cây ăn quả được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, giàu các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin B, nhiều chất xơ, các khoáng chất khác, chống lão hóa, cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đau khớp, thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tốt cho xương, ngừa thiếu máu, giúp ngủ ngon,... Bên cạnh đó, đây cũng là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Để cây sầu riêng đạt năng suất cao, ngoài việc đòi hỏi cây trồng phải khỏe mạnh để mang được nhiều trái, thì phẩm chất của trái cũng phải đạt chất lượng.

Ngày đăng: 23-04-2024
PHÒNG VÀ TRỊ RẦY XANH TRÊN LÁ SẦU RIÊNG

Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao là thời điểm phát sinh các loại sâu, rầy gây hại trên cây trồng đặc biệt là rầy xanh hại lá sầu riêng. Rầy xanh xuất hiện xuyên suốt trong vườn sầu riêng ở tất cả các giai đoạn (lá non, lá lụa, lá già). Nhưng phát triển mạnh và tấn công khi cây đọt non. Cả rầy non và rầy trưởng thành đều sinh sống và chích hút nhựa lá non của cây.

Ngày đăng: 08-03-2024
PHỤC HỒI CÂY SAU THU HOẠCH

Cũng như tất cả các loại cây ăn trái khác, sau mỗi vụ thu hoạch, cây sầu riêng cần được chăm sóc tốt để phục hồi sức khỏe và chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Sau khi hoàn thành một vụ mùa, cây sầu riêng đã bị suy yếu, kiệt sức bởi cây đã phải dốc toàn lực để nuôi bông và nuôi trái suốt một thời gian dài. Kèm theo đó cây phải chịu những ảnh hưởng từ việc bị cắt nước để làm bông, ngộ độc phân và các chất kích thích sinh trưởng.

Ngày đăng: 20-04-2024
CHĂM SÓC SẦU RIÊNG 1 NĂM TUỔI

Sầu riêng 1 năm tuổi là giai đoạn quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng của cây trong những giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn này sầu riêng phát triển mạnh mẽ cả về thân, cành và lá, tạo bộ khung cơ bản cho cây. Để đảm bảo cho quá trình phát triển của cây được ổn định nhà vườn nên quan tâm đến những vấn đề liên quan đến việc chăm sóc sầu riêng giai đoạn này vì nếu được chăm sóc tốt đến lúc cây ra hoa, đậu trái và cho năng suất cao trong tương lai. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu cách chăm sóc sầu riêng 1 năm tuổi trong bài viết sau đây nhé !

Ngày đăng: 19-04-2024
BỌ TRĨ GÂY HẠI TRÊN RAU MÀU VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

Vào thời điểm nắng nóng kéo dài như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài dịch hại trên cây trồng. Trong đó, bọ trĩ là loại côn trùng nguy hiểm, chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Chúng tấn công và chích hút nhựa gây ảnh hưởng đến năng suất và sự phát triển của cây, làm ảnh hưởng đến kinh tế của nhà vườn. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu về bọ trĩ gây hại trên rau màu và biện pháp phòng trị trong bài viết sau đây nhé !

Ngày đăng: 17-04-2024
BÍ QUYẾT CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG SAU KHI THU HOẠCH

Sầu riêng là loại cây ăn trái có mùi vị vô cùng thơm ngon và nhận được sự yêu thích của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Trái sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ăn sầu riêng giúp cơ thể có nguồn năng lượng tuyệt vời . Năng suất bình quân trong mỗi mùa vụ mà cây sầu riêng cho ra lên đến hàng chục tấn trên 1 ha, trái sầu riêng được xuất khẩu với số lượng lớn ra nước ngoài, mang về thu nhập giá trị rất cao cho người dân. Sau khi cây hoàn thành một mùa vụ thì việc phục hồi cho sầu riêng là vô cùng quan trọng, vì cây đã phải dốc toàn lực và dinh dưỡng để làm bông và nuôi trái trong suốt một thời gian dài, thế nên nhà vườn phải chú ý việc giúp cây phục hồi sức khỏe là vô cùng quan trọng cho cây. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho quý bà con kỹ thuật chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch để cây có thể tiếp tục cho trái, đạt năng suất cao trong mùa vụ sau nhé!

Ngày đăng: 13-04-2024
VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT ĐỐI VỚI ĐẤT VÀ CÂY TRỒNG

Trong sản xuất nông nghiệp, đất trồng giữ vai trò rất quan trọng, đất gắn liền với sự sinh trưởng phát triển của bộ rễ và cả cây trồng. Đất là môi trường cung cấp các chất dinh dưỡng, làm nền cho cây bắt đầu quá trình phát triển từ cây con đến cây trưởng thành. Đồng thời, nhờ đất mà cây có thể đứng vững, không bị đổ ngã. Ngoài ra, đất còn là môi trường sống của các vi sinh vật có lợi. Khi sinh sống trong lòng đất, các vi sinh vật tạo ra mùn cho đất, tạo môi trường thuận lợi cho cây phát triển tốt.

Ngày đăng: 12-04-2024
Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo