Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các loại nấm bệnh và côn trùng gây hại luôn là mối nguy hại cho tất cả các loại cây trồng trong đó có cây sầu riêng. Thời tiết dù vào mùa mưa hay mùa khô đều sẽ có sự xuất hiện của các loại sâu bệnh hại và gây hại xuyên suốt trong mọi giai đoạn phát triển của cây gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Đặc biệt là trong giai đoạn nuôi trái, vì đây là thời điểm quyết định đến năng suất, phẩm chất và chất lượng trái. Do đó, vấn đề quản lý sâu bệnh hại cho cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái là rất quan trọng. Xin mời bà con cùng THIÊN HÀ WTO theo dõi bài viết hôm nay để tìm hiểu về những loại sâu bệnh hại thường gặp trên trái sầu riêng và biện pháp phòng trừ.
Bước vào giai đoạn mùa mưa, bà con thường phải đối mặt với tình trạng nấm phát triển mạnh trong vườn sầu riêng của mình. Với điều kiện thuận lợi như độ ẩm cao, lượng mưa lớn, mật độ che phủ rộng và ẩm thấp, nấm rất dễ sinh sôi và phát triển đặc biệt là bệnh thối trái sầu riêng, hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều bà con trồng sầu riêng quan tâm. Tốc độ lây lan bệnh rất nhanh, khiến cho năng suất chất lượng trái giảm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu không phát hiện kiệp thời sẽ gây ra hậu quả nặng nề như mất mùa và để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng trị mời bà con theo dõi cùng THIÊN HÀ WTO
Mùa mưa đang là nỗi lo đối với bà con là thời gian khó khăn nhất để trồng và chăm sóc rau màu vì lượng nước mưa lớn và thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề như làm ngập lụt khu vườn, gây ra sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây, làm giảm khả năng thoát nước của đất, và còn có thể làm cho rễ cây bị ngạt nước. Nấm bệnh sinh sôi và phát triển nhanh nhưng bênh cạnh đó mùa mưa độ ẩm cao là môi trường cho các loại côn trùng tấn công ,gây hại và đặc biệt trong đó có ốc sên, ốc sên vừa có lợi cho con người , các động vật ăn thịt , mà cũng vừa có hại , nhất là gây hại cho cây trồng, ốc sên là loài gây hại trên nhiều loại cây, hoa màu chúng tấn công trên các bộ phận non của cây, tốc độ tàn phá nhanh để lại hậu quả thảm sầu , làm cây chậm phát triển ,ảnh hưởng đến sự sinh tồn của cây, năng xuất và kinh tế , để tìm hiểu về loài ốc này và cách phòng trị ra sao mời quý bà con theo dõi cũng THIÊN HÀ WTO trong bài viết sau đây:
Sầu riêng là một trong những loại trái cây được ưa chuộng và được trồng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc và bảo quản loại trái cây này, các nhà vườn thường gặp phải nhiều thách thức, trong đó có việc triển khai phòng tránh và xử lý rệp sáp hại sầu riêng. Vì loài rệp sáp có thể gây hại bất cứ giai đoạn nào của cây .
Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây sầu riêng luôn được mở rộng , nguyên do là cây mang lại nguồn thu nhập kinh tế bởi năng suất cao, chất lượng ngon đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong canh tác luôn gặp không ít khó khăn, một trong những bệnh gây hại nặng trên cây sầu riêng vào mùa mưa là bệnh thán thư. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, làm lá khô cháy dần và rụng sớm, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, khiến cây suy yếu. Một khi sầu riêng nhiễm bệnh thán thư sẽ lây lan và phát triển rất nhanh. Vì vậy bà con cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cây bị bệnh để có các biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Sau một vụ trái, cây sầu riêng thường rất dễ bị suy yếu, dễ rụng lá và đó là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh hại tấn công. Sau một giai đoạn dài từ khi xử lý ra hoa đến nuôi trái và thu hoạch, cây sầu riêng đã rất mất sức, suy kiệt và trở nên nhạy cảm. Thêm vào đó khi bà con cắt nước để làm bông cũng khiến cho cây bị chịu ảnh hưởng nặng nề. Chưa kể là sự tác động của những hóa chất kích thích trong quá trình sinh trưởng, hiện tượng cây bị ngộ độc phân vô cơ làm cây suy kiệt, sức chống chọi kém đi. Với những cây phải mang quá nhiều trái, mỗi lần bà con cắt tỉa cũng tạo nên vết thương cho cây. Nếu không được chăm sóc để cung cấp dinh dưỡng cho cây thì mùa vụ tiếp theo năng suất sẽ giảm sút cho nên vì sao của việc chăm sóc sầu riêng sau khi thu hoạch cực kì quan trọng và cần thiết cho cây . Việc phục hồi sức khỏe, sự sinh trưởng của cây sầu riêng, kích thích cho cây đâm đọt, ra lá khỏe mạnh để nuôi hoa, trái trong mùa vụ kế tiếp, cách chăm sóc cây như thế nào mời bà con cùng theo dõi
Màu vàng rực rỡ của cơm sầu riêng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, thu hút vị giác, kích thích hương vị người tiêu dùng của loại trái cây được mệnh danh là “vua của các loại trái cây”. Nhưng bạn có biết rằng lưu huỳnh đóng vai trò như thế nào trong việc tạo nên màu sắc này không? Hãy cùng Thiên Hà WTO khám phá qua bài viết dưới đây :
Đạm giúp hình thành nên cấu trúc chính của diệp lục tố, đủ đạm giúp lá to và có màu xanh đậm, hoạt động hấp thụ ánh sáng mặt trời và quang hợp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tăng sinh trưởng và phát triển của các mô sống, từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, giúp cây ra nhánh phân cành tốt hơn. Mời bạn và nhà nông cùng Thiên Hà WTO tìm hiểu về vai trò của đạm đối với cây trồng trong bài viết sau đây nhé !