AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là việc làm cần thiết để đảm bảo năng suất cây trồng. Thuốc BVTV là hỗn hợp các chất hoặc các chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng, trừ các loại côn trùng, nấm bệnh và vi khuẩn gây hại cây trồng và nông sản. Thuốc BVTV đã mang đến nhiều lợi ích giúp cho bà con trong quá trình canh tác, giúp phòng trừ và kiểm soát các loại sâu bệnh gây hại, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Nếu sử dụng thuốc BVTV đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV hay sử dung không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều hậu quả như gây ra tình trạng kháng thuốc, dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư trên nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; làm tăng nguy cơ về an toàn thực phẩm. Làm ảnh hưởng đến các loại thiên địch và vi sinh vật có ích là điều kiện để dịch bệnh phát triển, làm tăng chi phí sản xuất. Gây ô nhiễm môi trường, làm nguồn nước, đất đai không khí bị nhiễm độc. Để sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, nhà nông cần phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng bao gồm: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly và thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng về đúng nơi quy định; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.

Ngày đăng: 25-07-2024
CÁC LOẠI BỆNH TRÊN CÂY CÓ MÚI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Các loại quả của cây có múi như cam, chanh, quýt, bưởi,… rất được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và mang đến lợi ích về sức khỏe, cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cây có múi cũng góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Chính vì thế diện tích trồng cây có múi tại các tỉnh đang dần tăng lên. Để cây phát triển tốt và cho năng suất cao đòi hỏi bà con phải bỏ công chăm sóc và chi phí đầu tư lớn. Trong suốt quá trình phát triển từ giai đoạn từ cây con đến cây trưởng thành cây có múi không tránh khỏi tình trạng bị các loại nấm bệnh tấn công. Khi cây nhiễm bệnh sẽ làm giảm năng suất, gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, làm giảm giá trị thương phẩm của trái và gây thiệt hại về kinh tế cho nhà vườn. Để đảm bảo chất lượng quả và năng suất mùa vụ, bà con cần nắm được cách nhận biết bệnh và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Xin mời bà con cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay để cùng tìm hiểu về các loại bệnh thường gặp trên cây có múi.

Ngày đăng: 24-07-2024
CÁC LOẠI BỆNH TRÊN RAU MÀU VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Rau màu là tên gọi chung của các nhóm rau, củ, quả. Là loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Rau màu dễ trồng và có thời gian sinh trưởng ngắn tuy nhiên vấn đề khó khăn trong quá trình chăm sóc là đối phó với các loại sâu bệnh gây hại, đặc biệt là các loại nấm bệnh và vi khuẩn gây hại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trong giai đoạn cây phát triển từ cây con đến khi thu hoạch. Các loại nấm bệnh gây hại có tốc độ lây lan rất nhanh do đó nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của mùa vụ. Bên cạnh đó, việc phòng trừ cũng sẽ trở nên khó khăn hơn làm tăng chi phí và công sức của nhà vườn. Mời bà con theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về các loại bệnh gây hại trên rau màu và biện pháp phòng trừ.

Ngày đăng: 23-07-2024
RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY ỔI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Ổi là loại cây ăn quả phổ biến và được ưa chuộng ở Việt Nam. Hiện nay, cây ổi đã được nhân rộng và trở thành cây trồng mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều bà con nông dân. Ổi là loại cây trồng nhiệt đới với hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, loại cây này còn rất dễ trồng, nhanh cho trái và có khả năng thích nghi với nhiều loại đất trồng, cây chịu hạn và chịu úng tốt. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sẽ gặp phải nhiều loại côn trùng gây hại cho cây. Trong đó có rệp sáp, là loại côn trùng gây hại mạnh cho cây ổi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây, làm cho nhiều nhà nông canh tác phải đau đầu. Xin kính mời quý nhà vườn theo dõi bài viết để biết thêm về cách phòng trừ rệp sáp gây hại cho cây ổi.

Ngày đăng: 22-07-2024
NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN KHẢ NĂNG CHO TRÁI CỦA CÂY SẦU RIÊNG

Cây sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập đáng kể, góp phần nâng cao đời sống cho bà con nông dân, vì vậy những kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng luôn được quan tâm hàng đầu. Trong đó việc trồng và chăm sóc sầu riêng như thế nào để cây phát triển ổn định và cho năng suất cao là điều mà bà con rất quan tâm đến. Ngoài kỹ thuật trồng, chăm sóc và tưới phân, tưới nước đủ và đúng thời điểm thì một số nhân tố khác cũng quyết định đến sự phát triển và năng suất của cây. Vậy những nhân tố đó là gì mời bà con hãy cùng THIÊN HÀ WTO tìm hiểu nhé:

Ngày đăng: 20-07-2024
BỆNH THÁN THƯ TRÊN RAU MÀU

Rau được biết là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho người sử dụng. Nước ta nhờ có điều kiện thuận lợi nên đã trồng được nhiều loại rau màu và sau mỗi mùa vụ đã mang về thu nhập cho nhiều hộ nông dân canh tác. Hiện nay đang bước vào thời điểm chuyển giao mùa, từ mùa nắng sang mùa mưa, đã làm cho vườn rau trở nên xanh tươi hơn, tuy nhiên khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao lại là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại nấm bệnh phát triển và gây hại mạnh trong vườn rau. 

Ngày đăng: 19-07-2024
CHĂM SÓC VƯỜN RAU KHI MÙA MƯA ĐẾN

Những cơn mưa đầu mùa bắt đầu xuất hiện sau những ngày nắng gắt, đã làm cho vườn rau trở nên tươi tốt hơn, khi mùa mưa đến những cây rau trong vườn cũng sẽ nhận được một lượng dưỡng chất từ nước mưa giúp kích thích sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên khi vào mùa mưa, nhiệt độ thấp độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh và côn trùng phát triển gây hại cho vườn rau. Ngoài ra khi xuất hiện những cơn mưa kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng vườn rau bị ngập úng gây thối rễ, đất ẩm ướt lâu ngày sẽ dễ phát sinh nấm bệnh gây hại. Để giúp cho vườn rau sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao xin kính mời quý bà con cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về cách chăm sóc vườn rau khi mùa mưa đến.

Ngày đăng: 18-07-2024
PHÒNG TRỊ RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN SẦU RIÊNG

Sầu riêng là loại trái cây được thị trường ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao, để việc canh tác sầu riêng đạt hiệu quả, bệnh cạnh kĩ thuật chăm sóc tốt thì việc thường xuyên kiểm tra vườn và phòng trừ kịp thời các loài sinh vật gây hại rất cần được quan tâm thực hiện. Trong đó, rầy phấn trắng hay còn gọi là rầy nhảy có tên khoa học là Allocaridara Maleyensis là đối tượng gây hại thường gặp trên cây sầu riêng, gây hại chủ yếu trên lá của cây từ đó làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Rầy phấn trắng có tốc độ lây lan nhanh, do đó việc sớm diệt trừ rầy phấn trắng ở sầu riêng là vô cùng cần thiết để có thể hạn chế thiệt hại về năng suất và kinh tế của nhà vườn.

Ngày đăng: 17-07-2024
Giỏ hàng Hotline Facebook Messenger Zalo Zalo