Cây chôm chôm có nguồn gốc bắt đầu từ Đông Nam Á, là loại trái cây được ưa chuộng không chỉ có hương vị ngọt, thơm ngon mà còn mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất, vitamin, chất xơ rất có lợi cho sức khỏe giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho tim mạch,… Cây chôm chôm đã đem lại giá trị kinh tế cao và được xuất khẩu ra nước ngoài. Những năm gần đây, diện tích trồng chôm chôm đang dần được mở rộng dẫn đến việc vườn chôm chôm đã bị nhiều loại côn trùng và nấm bệnh gây hại tấn công, trong đó rệp sáp là một trong những loại côn trùng đã tấn công vườn cây chôm chôm làm cho năng suất và chất lượng cây trồng bị sụt giảm, gây tổn thất kinh tế cho nhiều bà con canh tác. Xin mời quý bà con cùng Thiên Hà WTO theo dõi bài viết ngày hôm nay để biết theo về cách phòng trừ rệp sáp hây hại cho cây chôm chôm.
Chôm chôm thuộc loại cây ăn trái được ưa chuộng bởi vị ngọt. Trái chôm chôm có hàm lượng dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết rất có lợi cho sức khỏe. Hiện nay, cây chôm chôm được trồng phổ biến ở nhiều nơi, đã mang giá trị kinh tế cao cho người nông dân canh tác. Cũng như các loại cây trồng khác, sau mỗi vụ thu hoạch cây cần được chăm sóc tốt để phục hồi do cây đã bị suy yếu, kiệt sức sau thời gian nuôi hoa và nuôi trái. Chăm sóc chôm chôm sau thu hoạch có vai trò quan trọng giúp phục hồi cây, nâng cao năng suất và chất lượng cho vụ mùa tiếp theo, Xin kính mời quý bà con nhà vườn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về kỹ thuật chăm sóc cây chôm chôm sau thu hoạch.
Rau họ cải khá phổ biến ở Việt Nam vì đây là loại cây dễ trồng, thích nghi với điều kiện khí hậu và chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hoạch nhanh. Tuy nhiên, như bất kỳ loại cây trồng nào khác, rau họ cải dễ bị nhiều loại bệnh gây hại. Một trong những bệnh thường gặp nhất của rau họ cải là bệnh thối nhũn, loại bệnh này làm cây chết nhanh và rất khó để điều trị, làm ảnh hưởng đến năng suất của vườn rau, gây thiệt hại về kinh tế của bà con. Vì vậy bệnh thối nhũn được xem là mối nguy hại hàng đầu đối với những người canh tác vườn cây cải. Xin kính mời quý bà con theo dõi bài viết để biết thêm về bệnh thối nhũn trên cây cải và biện pháp phòng trừ.
Cây bắp được xem là một trong những cây ngũ cốc phổ biến và đây cũng là loại cây lương thực quan trọng chỉ đứng thứ hai sau cây lúa. Bắp là loại cây trồng ngắn ngày, thích hợp với loại khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới, dễ canh tác, sống được trên nhiều loại đất nhưng cần biết kỹ thuật trồng bắp đúng cách để cho năng suất cao nhất.
Cây có múi là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, nhiều hộ gia đình đã khắm khá lên cũng nhờ loại cây này. Thế nhưng, không phải quý nhà nông nào cũng thành công bởi lẽ việc canh tác loại cây này không đơn giản. Ngoài cần có kỹ thuật canh tác ra thì quý bà con cũng phải am hiểu và áp dụng đúng các biện pháp để bảo vệ vườn, để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt, từ đó cho ra năng suất cao.
Với đất đai mà mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng, Việt Nam đã trở thành điểm trồng cây lương thực xuất khẩu hàng đầu. Trong đó cây bắp là loại cây trồng có nhu cầu tiêu thụ lớn cả trong nước và trên thế giới. Là loại cây lương thực quan trọng chỉ đứng thứ hai sau cây lúa. Bắp chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa các loại vitamin, chất béo, chất xơ và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, cải thiện não bộ, bảo vệ tim mạch,… Bắp là loại cây dễ trồng, có thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao và mang lại thu nhập đáng kể cho bà con. Hạt bắp dẻo, ngon là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Ngoài là nguồn thực phẩm, bắp còn được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và là nguyên liệu công nghiệp. Cây bắp còn là biểu tượng của sức sống và sự phồn thịnh.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp rất phát triển, nước ta nhờ có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa thuận lợi, đất trồng màu mỡ nên thích hợp trồng được rất nhiều loại rau màu, hàng năm nước ra đã xuất khẩu một lượng lớn rau màu ra nước ngoài và đã đem về thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân canh tác. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau luôn gặp phải nhiều loại bệnh tấn công, trong đó có bệnh khảm, còn được gọi là bệnh xoắn đọt, xoắn lá, gù đầu đây là một loại bệnh phổ biến trên cây trồng, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng thương phẩm, gây ảnh hưởng đến kinh tế của bà con nông dân. Bệnh khảm có những triệu chứng ra sao, nguồn gốc từ đâu và cách phòng trừ thế nào thì xin mời quý bà con theo dõi bài viết dưới đây.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là việc làm cần thiết để đảm bảo năng suất cây trồng. Thuốc BVTV là hỗn hợp các chất hoặc các chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng, trừ các loại côn trùng, nấm bệnh và vi khuẩn gây hại cây trồng và nông sản. Thuốc BVTV đã mang đến nhiều lợi ích giúp cho bà con trong quá trình canh tác, giúp phòng trừ và kiểm soát các loại sâu bệnh gây hại, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Nếu sử dụng thuốc BVTV đúng mục đích và đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV hay sử dung không đúng cách cũng có thể gây ra nhiều hậu quả như gây ra tình trạng kháng thuốc, dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư trên nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng; làm tăng nguy cơ về an toàn thực phẩm. Làm ảnh hưởng đến các loại thiên địch và vi sinh vật có ích là điều kiện để dịch bệnh phát triển, làm tăng chi phí sản xuất. Gây ô nhiễm môi trường, làm nguồn nước, đất đai không khí bị nhiễm độc. Để sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, nhà nông cần phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng bao gồm: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly và thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng về đúng nơi quy định; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế đến mức thấp nhất về ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.