Bệnh khô cành, chết đọt trên cây sầu riêng là tình trạng mà bà con nông dân thường gặp trong quá trình canh tác và chăm sóc cây. Bệnh xảy ra trên cây sầu riêng từ giai đoạn cây còn non cho đến khi cây trưởng thành. Đã được nghiên cứu bởi VIỆN BẢO VỆ THỰC VẬT VIỆT NAM và đã cho kết quả. Hiện tượng này sẽ ngăn chặn sự sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mùa vụ, gây thất thoát kinh tế của bà con canh tác sầu riêng. Khi xảy ra tình trạng này thì quý nhà nông cây lưu ý về cách chăm sóc cây đúng cách để bệnh không phát triển mạnh và gây hại nặng cho cây. Xin kính mời quý nhà vườn theo dõi bài viết ngày hôm nay để biết thêm về bệnh làm cho cây sầu riêng bị khô cành, chết đọt.
Cây cà phê là một loại cây trồng quan trọng mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, luôn làm hài lòng các vị khách hàng khó tính trên toàn cầu bởi hương vị thơm ngon và đặc trưng riêng biệt. Chiếm thế mạnh trong thị trường xuất khẩu nước ta. Từ đầu tháng 05/2024 – tháng 07/2024 giá cà phê không ngừng tăng mạnh lập kỉ lục về giá tăng trong nhiều thập kỉ qua. Song song với giá trị của cây cà phê mang lại thì việc canh tác, chăm sóc cây cà phê cần phải được đặt biệt chú ý đến nhất là việc quản lý tốt sâu bệnh hại. Các đối tượng sâu bệnh thường gây hại ở các thời điểm khác nhau và cách gây hại cũng khác nhau, do đó cần phải nắm được đặc điểm gây hại để có biện pháp phòng trừ thích hợp với từng đối tượng và bảo vệ được cây. Trong đó, sâu đục thân trên cây cà phê là một trong những vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cây trồng và năng suất mùa vụ. Việc phát hiện và đối phó với loại đối tượng dịch hại này là điều cực kỳ quan trọng để bảo vệ sự sinh trưởng và phát triển của cây, cũng như đảm bảo năng suất và chất lượng của hạt cà phê. Do đó để kiểm soát bệnh hiệu quả, bà con cần nắm rõ đặc điểm, tác hại, biện pháp phòng trừ khi cây cà phê bị sâu đục thân tấn công. Sau đây xin mời quý bà con cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn cùng Thiên Hà WTO:
Sau khi hoàn thành mỗi mùa vụ, cây cà phê đã mang về thu nhập, kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình canh tác cà phê, Sau mỗi vụ cho trái cà phê đã mất rất nhiều sức, vì cây đã dồn hết sức lực để nuôi trái, nên vì lí do đó cây cần thời gian để phục hồi và tập trung dinh dưỡng cho quá trình ổn định sức khỏe và cân bằng sinh trưởng, để chuẩn bị tập trung phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả cho vụ mùa tiếp theo. Để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, phát triển ổn định, cho năng suất, chất lượng cà phê trong vụ mùa tiếp theo được cao, hôm nay Thiên Hà WTO xin kính mời quý bà con nhà nông cùng theo dõi bài viết để biết được chiến lượt chăm sóc cây cà phê sau thu hoạch .
Bưởi, quýt, cam, chanh là cây ăn quả thuộc họ cây có múi, được coi là một đặc sản quý do nó mang lại giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng tốt đối với sức khỏe cho người dùng. Ngày nay, cây bưởi, quýt, cam, chanh được trồng rộng rãi chia đều trên nhiều tỉnh thành ở nước ta, mỗi tỉnh thành có địa chất sinh thái và khí hậu riêng biệt nên khi trồng các loại quả này cho ra một hương vị đặc trưng riêng biệt. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây thì sẽ gặp phải nhiều loại bệnh hại và côn trùng gây hại tấn công. Trong đó có bệnh nứt thân xì mủ gây hại trên họ nhà cây có múi, đây là một loại bệnh nguy hiểm, khó trị và thường gặp đối với cây bưởi, quýt, cam, chanh chính vì thế khi canh tác thì quý bà con nên nắm rõ đặc tính bệnh và cách xử lý bệnh hiệu quả. Xin kính mời quý bà con nhà vườn theo dõi bài viết để hiểu thêm về bệnh nứt thân xì mủ trên cây bưởi.
Cây cà phê là một trong những nông sản thuộc cây công nghiệp, có diện tích trồng lớn và có giá trị kinh tế cao. Nhận được nhiều sự yêu thích kể cả trong nước và ngoài nước bởi hương vị thơm ngon riêng biệt. Cà phê không chỉ là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng mà còn góp phần giúp phát triển nền kinh tế. Ngành sản xuất cà phê tạo ra việc làm giúp cho người dân đặc biệt là vùng nông thôn nơi cây cà phê được trồng. Diện tích trồng cà phê ngày càng được mở rộng giúp tối thiểu hóa những vùng đất bỏ hoang, làm phủ xanh đất trồng, đồi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái bởi cà phê rất thích hợp được trồng ở đất đồi. Trong quá trình canh tác cây cà phê, để cây phát triển ổn định và cho năng suất cao thì việc trồng và chăm sóc cây là rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề quản lý các loại sâu bệnh hại tấn công. Một trong những loại bệnh phổ biến và thường gặp trên cây cà phê phải kể đến là bệnh thối rễ tơ. Bệnh gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, khi bệnh gây hại nặng có thể làm chết cây.
Sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế cao, trong những năm gần đây việc trồng sầu riêng đang được phát triển mạnh và diện tích ngày càng mở rộng hơn . Khi trồng sầu riêng, nhiều nhà vườn do thiếu kinh nghiệm nên đã trồng cây sầu riêng quá sâu xuống đất với mục đích hạn chế cây bị gãy do gió, lốc hoặc những tác động khác … đây là những sai lầm nghiêm trọng mà nhiều nhà vườn đang gặp phải.
Cây có múi là loại cây được trồng ở nhiều vùng miền của nước ta và mang lại giá trị kinh tế cao cho nhà vườn. Các loại quả của cây có múi chứa nhiều vitamin ,khoáng chất như vitamin C, vitamin B, kali, đồng, phốt pho và nhiều chất dinh dưỡng đặt biệt khác … Chứa nguồn chất xơ có lợi cho cơ thể, tăng lượng lợi khuẩn trong đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa; tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tim mạch.
Hiện nay, chôm chôm là loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến vì đây là loại cây ăn trái được ưa chuộng tại nước ta. Với mức độ thâm canh ngày càng nhiều, sâu bệnh hại cũng gia tăng nhất là bệnh thối trái phát triển mạnh trong mùa mưa. Bệnh thối trái chôm chôm là một bệnh hại nguy hiểm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất chất lượng của vụ mùa.